Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 66


Hôm nayHôm nay : 8432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 357969

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22513397

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Học Bổng-TàiTrợ-Du học-Tin tức

Cô gái định nhảy cầu Chương Dương tự tử vẫn rất hoảng loạn

Thứ hai - 23/04/2012 12:17
Cô gái định nhảy cầu Chương Dương tự tử vẫn rất hoảng loạn

Cô gái định nhảy cầu Chương Dương tự tử vẫn rất hoảng loạn

Nữ sinh viên N.B.T. (SN 1993) nhảy cầu Chương Dương tự tử ngày 20/4 song được các CSGT cứu kịp thời đã được đưa về nhà ở tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, tinh thần T. hiện vẫn còn rất hoảng loạn.
 


Thượng tá Lê Đức Đoàn, người đã cứu được cô gái N.B.T. nhảy cầu Chương Dương tự tử
 
Ngày 22/4, 2 ngày sau vụ cứu nữ sinh viên quẫn trí, tìm đến cầu Chương Dương để giã từ cuộc đời, trao đổi với Báo Người Lao động, Thượng tá Lê Đức Đoàn (Đội CSGT số 1 - Công an Hà Nội), người trực tiếp cứu cô gái, vẫn còn nhớ y nguyên cảm giác lúc giây phút sinh tử ngặt nghèo đó.
 
Vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 20/4, trong khi đang làm nhiệm vụ điều khiển chống ùn tắc giao thông tại đầu Nam cầu Chương Dương (Hà Nội), Thượng tá Đoàn được người dân báo và cứu kịp thời cô gái đang leo một chân qua lan can thành cầu, miệng gọi lớn tên của bố mẹ rồi buông tay lao xuống dòng sông Hồng cuộn chảy phía dưới. 
 
Đúng thời khắc ngặt nghèo này, Thượng tá Đoàn đã lao tới kịp thời chụp được cánh tay của cô gái. Dù bị giữ tay nhưng cô gái vẫn liên tục giãy giụa, cố vùng vẫy để thoát khỏi tay của Thượng tá Lê Đức Đoàn. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp là Thiếu úy Lê Đức Phong (Đội CSGT số 1 - Công an Hà Nội, Thượng tá Đoàn mới cứu được cô gái.
 
“Do cháu gái ấy muốn được chết, cố tình tìm đến cái chết nên việc cứu sống cũng không đơn giản. Vừa dùng hết sức bình sinh giữ chặt tay cô gái đang giãy giụa muốn thoát ra, vừa được đồng nghiệp và người khác tiếp sức, tôi mới kéo được cô gái lên”, Thượng tá Đoàn nhớ lại.
 
Tuy nhiên, theo Thượng tá Đoàn, những thông tin mà cô gái nhảy cầu tự tử khai báo tại cơ quan công an cũng không nhiều. Lúc ấy, cô gái chỉ khóc và tỏ ra rất mất bình tĩnh. Sau khi được sự hỏi han, động viên mãi của các CSGT, cô gái mới nói tên là N.B.T. (SN 1993, quê ở tỉnh Bắc Giang). T. nói cô đang là sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Công đoàn. T. cũng cho biết có người anh trai đang làm việc tại Hà Nội.
 
Các CSGT an ủi, động viên cô gái N.B.T. sau khi được cứu sống
 
Anh trai T., tên là N.V.D., đã tới ngay cơ quan công an sau khi nhận được tin báo. Tại đây, cơ quan công an đã làm biên bản, giao N.B.T. lại cho đại diện gia đình là anh D. đưa về, trông nom.
 
Ngày 22/4, trao đổi với PV, anh N.V.D. cho biết, hiện em gái T. đã về nhà ở tỉnh Bắc Giang. “Bây giờ tâm lý của em N.B.T. rất không tốt, vẫn hoảng loạn. Tôi cũng rất bất ngờ và đau lòng trước quyết định của em gái. Giờ chỉ còn hai anh em phải dựa vào nhau để sống”, anh D. giãi bày. 
 
Theo anh T. sau khi người mẹ đẻ mất 2 năm trước vì bệnh suy tim, N.B.T. đã suy sụp rất nhiều. Sau đó, bố lại bán nhà để trang trải, làm ăn. Đến khi làm ăn thua lỗ lại bỏ về ở với bà vợ cả ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Giờ trên Bắc Giang chỉ còn một mảnh đất nho nhỏ, mới chỉ cất lên được cái móng nhà.
 
 
“Tôi cũng tính đi làm vài năm, kiếm mấy chục triệu về xây nhà hai anh em ở, nhưng làm ăn khó khăn quá. Mỗi tháng làm cũng chỉ được khoảng 3 triệu đồng, trang trải cuộc sống, chỉ cho em N.B.T. được khoảng 500.000 đồng/tháng”, anh T. cho hay.
 
Về việc học hành của em N.B.T., anh D. cho biết, sau khi mẹ mất, khó khăn kinh tế, lại suy sụp gia đình nên N.B.T. đã bỏ học gần 1 năm rưỡi nay. Thời điểm chính xác N.B.T. bỏ học anh D. cũng không nhớ vì T. giấu.
 
“Để bớt gánh nặng cho tôi, N.B.T. đã đi làm thêm song do em ấy cũng bị bệnh tim giống mẹ, hay bị ngất nên thường bị chủ chửi bới, không làm được. Tôi cũng đang tính xin việc cho em ấy làm may song N.B.T. lại không có tay nghề”, anh D. tiếp lời.
 
Hai anh em cũng ngại về ở với bố vì bố hiện đang sống với người vợ đầu, ốm đau bệnh tật liên miên và bị vợ cả coi thường đuổi ra khỏi nhà nên không chăm lo được cho hai anh em T.
 
“Giờ tôi chỉ mong em N.B.T. ổn định tinh thần, ổn định sức khỏe để tìm một công việc phù hợp ở quê nhà Bắc Giang. Tôi cũng ước ao kiếm được 20-30 triệu để cất tạm cái nhà cho hai anh em ở. Nhưng muốn thì muốn vậy, giờ thực sự cũng không biết phải làm thế nào nữa”, anh D. bộc bạch.
 
Theo N.Quyết
Người Lao Động

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học