Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 71


Hôm nayHôm nay : 7580

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336002

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22087177

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

VÌ MỘT XÃ HỘI HỌC TẬP

Thứ ba - 18/04/2017 09:26
Như chúng ta đã biết Việt nam là một Quốc gia đang phát triển, song so với thế giới thì sự phát triển đó chậm hơn ít nhất mấy chục năm. Ai cũng hiểu là phải học tập để có cần câu cơm kiếm sống, song học cái gì cụ thể, làm ở đâu thì chưa thấy ai chỉ ra một cách cụ thể. Tuy con người sống trong cùng một lãnh thổ, nhưng cuộc sống của đồng bào miền núi khác với miền xuôi, nông thôn khác với thành thị. Ở Việt Nam với trên 70% dân số là nông nghiệp và thực tế cho thấy cuộc sống của nông dân cũng khó khăn hơn, vì vậy khi xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam nên ưu tiên đến đối tượng là vùng nông thôn trước và cái cần chính là một mô hình và việc làm cụ thể, phân theo độ tuổi, khu vực, vùng miền, Nam, Nữ, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, từ đó mới chỉ ra được việc làm cụ thể là gì cho từng loại đối tượng.
VÌ MỘT XÃ HỘI HỌC TẬP

VÌ MỘT XÃ HỘI HỌC TẬP

      Vấn đề cốt yếu của việc cải cách giáo dục là đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Việc giáo dục trong nhà trường đối với từng con người, đó chỉ là thực hiện một giai đoạn học tập, giai đoạn này tuy hết sức quan trọng nhưng cũng chỉ là một bộ phận, vì kiến thức của loài người là vô tận. Vì vậy, nhà trường phải trang bị cho người học vốn tri thức căn bản, phương pháp tìm kiếm tri thức, từ đó giúp họ chủ động trong việc nâng cao kiến thức.
      Giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn còn nặng về chức năng truyền thụ tri thức của thế hệ trước cho thế hệ sau. Điều đó rõ ràng là chưa đáp ứng yêu cầu người học ngày nay, vì những hiểu biết của thế hệ trước ít có giá trị thực tiễn đối với cuộc sống hiện nay, cuộc sống mà lượng tri thức sản sinh ngay trong quãng đời mà họ đang sống là quá lớn.
      Với xu thế hội nhập toàn cầu, người học không chỉ đòi hỏi được tiếp thu những kiến thức cơ bản cần thiết cho cuộc sống mà còn mong muốn có năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới. Vì vậy, việc xây dựng một xã hội học tập, đòi hỏi giáo dục phải hướng người học vào cách học, thái độ học, phương pháp tư duy, năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới, kiến thức cần thiết cho đời sống mà họ đang sống….
      Xây dựng xã hội học tập ở nông thôn nên phân ra làm 3 loại đối tượng chính, ngoài những đối tượng đã thoát ly hoặc đang học tập ở nơi khác.
Đối tượng thứ nhất: là những người đã hết độ tuổi lao động (từ 60 trở lên)
Đối tượng thứ hai: là những người đang trong độ tuổi lao động (từ 30 đến 60)
Đối tượng thứ ba: là những người vừa học hết PTTH không có điều kiện hoặc không có khả năng theo học tiếp.
        Giải pháp cho nhóm thứ nhất: Với tâm lý của người nông dân, học tập là một truyền thống, song học cái gì để có cuộc sống trước mắt (thu nhập ngay). Người nông dân ở tuổi 60 trên thực tế đã được gọi là hết tuổi lao động, nhưng tại các làng quê những tuổi đó vẫn vác cuốc ra đồng hoặc giúp con cháu trong việc thu hoạch mùa màng, vẫn hăng say lao động vì không muốn mang tiếng là ăn bám con cháu. Để giúp đối tượng nhóm này có việc làm và có thu nhập ngay, nên dựa vào một số các Doanh nghiệp mở tại địa phương vì lợi ích của các doanh nghiệp này khi sử dụng lao động ở độ tuổi trên 60 là không phải đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân, không phải đóng bảo hiểm y tế, sử dụng lao động theo thời vụ, không hạn chế số lượng nhân công, không phải làm nhà xưởng và đặc biệt không vất vả trong việc quản lý nhân sự nhưng hiệu quả lại rất cao. Muốn vậy phải thành lập “Trung tâm học tập cộng đồng’. Nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng là bố trí chỗ học, xếp lịch học, hướng dẫn kỹ thuật, học đến đâu làm theo đến đó. Như vậy để làm được một sản phẩm nhanh mà vẫn đảm bảo kỹ thuật đòi hỏi người làm phải học tại Trung tâm, học hỏi lẫn nhau với ý thức cao. Bởi vì họ đều nhận thấy rằng sự học đó mang lại ngay kết quả.
      Giải pháp cho nhóm thứ hai: Đây là đối tượng lao động chính trong gia đình, tại địa phương. Trong sự phát triển của đất nước, đồng ruộng trở nên hạn hẹp hơn, mùa màng có thời vụ. Để tận dụng hết khả năng lao động và tăng thêm thu nhập trong gia đình thì nhóm này buộc phải làm thêm nghề tay trái vì vậy mỗi địa phương nên:
      - Thành lập tổ xây dựng tại mỗi địa phương nhằm phục vụ sửa chữa các công trình thuỷ lợi, đường xá nông thôn và các công trình dân sinh khác. Ban xây dựng xã hội học tập ở địa phương phụ trách, nhận việc và hướng dẫn họ thực hiện.
      - Thành lập các điểm sản xuất công cụ lao động, các lò rèn, cơ sở sản xuất vỏ chai nhỏ tại mỗi địa phương, từ đó nảy sinh ra một số lao động hành nghề thu mua phế liệu.
      - Trung tâm học tập cộng đồng phối hợp với các phòng nông nghiệp huyện đề xuất, nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng mới, xử lý sâu bệnh phá hoại mùa màng, cung cấp thuốc chữa bệnh cho cây trồng và hướng dẫn nông dân thực hiện....
      Đối với phụ nữ trong độ tuổi lao động: Người phụ nữ nông thôn có cuộc sống vất vả hơn người phụ nữ thành phố, họ không chỉ lo toan thu vén cho gia đình mà còn đóng vai trò như một người giúp việc, Lựa chọn cho họ một nghề tay trái nhẹ nhàng và làm tranh thủ là thích hợp nhất như nghề Thêu zen, nghề mây tre xuất khẩu... Đối với công việc này không đòi hỏi người phụ nữ làm tập trung, có thể nhận hàng mang về nhà làm tranh thủ.
      Giải pháp cho nhóm thứ ba: Độ tuổi này các em có hoài bão rất lớn, muốn tự thân lập nghiệp và ganh đua với bạn bè, có một số mang tâm lý muốn thoát ly khỏi địa phương, số còn lại thì lấy vợ lấy chồng. Vì nhiều lý do khác nhau khiến các em không thể tiếp tục theo học, nếu hướng đúng cách thì các em sẽ trở thành những công nhân có tay nghề giỏi, Đối với Nữ thanh niên, việc làm thích hợp là vào các doanh nghiệp may mặc. Theo tình hình thực tế hiện nay thì những công nhân ngành may được gọi là những Nông dân của công nghiệp, doanh nghiệp may mặc chỉ có thể sử dụng lao động tại địa phương bởi vì: lương công nhân ít ỏi, nếu công nhân xa nhà thì các khoản chi phí như thuê nhà, tiền ăn ở là không đủ nhưng với công nhân tại địa phương thì vẫn để ra được bởi ăn cơm nhà, ngủ ở nhà….Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp may mặc liên tục bị mất công nhân vì phần đông công nhân may là Nữ, sau khi xây dựng gia đình thì bỏ nghề hoặc công nhân xa nhà lương không đủ chi phí. Nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng là liên hệ với các doanh nghiệp may, nắm bắt được nhu cầu sử dụng công nhân của doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo và thế chỗ kịp thời.
      Đối với Nam thanh niên, 90% nam thanh niên đến độ tuổi buộc phải nhập ngũ, số 10% do sức khoẻ, gia đình neo đơn ..vv.. không nhập ngũ được thì giải quyết cho vào các đội xây dựng, nghề dịch vụ tại địa phương. Trung tâm học tập cộng đồng liên hệ các cơ sở dạy nghề để các em học nếu có nhu cầu.
      Để thành công “mô hình xã hội học tập” thì trước hết phải xây dựng được ý thức học tập trong mỗi con người. 
 
                                                               Ngày 20 tháng 4 năm 2017
                                                                    Nguyễn Minh Thịnh
                                              (Cụm 10, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học