Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 32

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 31


Hôm nayHôm nay : 2354

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 226844

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21978019

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

BA THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH HỌC TẬP

Thứ hai - 19/12/2016 19:32
Vợ chồng bác Lê Hùng hiện đang sống tại khu tập thể ĐCXH, tổ dân phố 2, Phường Xuân Phương, nguyên xuất thân từ cán bộ, công nhân ngành điạ chất. Bản thân , bác Lê Hùng chỉ được học trung cấp địa chất năm 1956, sau khi ra công tác tại các đoàn Địa chất Lào Cai, Quảng ninh được về trường dạy các lớp sơ cấp những năm 1959 – 60, sau đó hướng dẫn các lớp trung cấp, nhận thấy cần nâng cao trình độ nên đã quyết tâm học các lớp chuyên đề trường Đại học bách khoa, sau là học tại chức Trường ĐH Mỏ Địa chất, nhưng do chuyển làm công tác quản lý ( Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp trưởng TC Địa chất nay là Cao đẳng CN 3) nên chuyển sang học ĐHKinh tế kế hoạch ( nay là ĐHKTQD)
Bác Lê Hùng - Chủ của Gia đình học tập tiêu biểu

Bác Lê Hùng - Chủ của Gia đình học tập tiêu biểu

         Năm 1971, khi đứa con thứ 2 được  11 tháng , bác Trần Thị Mùi (vợ bác Hùng) nguyên công nhân Đoàn Địa chất Đá Mài Quảng Ninh, sau đi học sơ cấp kế toán về trường làm kế toán, được cử đi thi vào trường ĐH Tài chính kế toán. Rất may thi đỗ, nên tôi phải nuôi 2 con nhỏ cho nhà tôi đi học chuyên tu khóa 5, đúng vàò năm vỡ đê, nên kéo dài khóa học đến 1975 mới tốt nghiệp.Trong thời gian này ông bà nội ngoại quá thương nên đón các cháu về nuôi tại quê Sơn tây-Tuyên Quang.
           Như vậy vừa giúp đỡ, vừa khuyến khích nhau học tập hai bác đều có bằng đại học. Đến những năm 90 hai bác chuyển về đơn vị mới là Liên đoàn địa chất xạ hiếm bây giờ, mới thấy gíá trị của việc học tập. Bác Lê Hùng làm nhiệm vụ ở  văn phòng, nhiều lần phải đưa chuyên gia Nga, Ấn độ đi làm việc thực địa ở Quảng nam. Nhờ có chút học tiếng nên giúp đỡ anh em kỹ thuật khá nhiều.. Vợ bác  luôn giữ nhiệm vụ Trưởng phòng tài vụ kiêm kế toán trưởng. Đến năm 2000 thì về nghỉ hưu.Trong quá trình công tác bác Hùng đã đề nghị lãnh đạo mở lớp Tiếng Anh cho anh chị em cán bộ học, mời thầy trường ĐH ngoại ngữ về dạy và đã qua  chương trình C. Phòng kế toán của vợ  bác khuyến khích tất cả nhân viên đi học và hầu hết đã có bằng đại học kế toán ( Trường KTTC hoặc Trường ĐH thương Mại). Ngoài ra đã học và sử dụng thành thạo vi tính trong việc quản lý nghiệp vụ . Nhờ những  cống hiến đó, bác Lê Hùng đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 1998.Vợ bác được bằng khen của TCĐ và Hội LHPNVN, được các huy chương ngành Địa chất và ngành công nghiệp VN.
               Cả hai vợ chồng bác đều đã 50 tuổi Đảng, đã nghỉ hưu, nhưng sau khi nghỉ đã tham gia công tác địa phương, đều có đóng góp tốt, nên năm 2009 được bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Năm 2013 là 1 trong 8 gia đình tiêu biểu của thành phố đi dự Hội nghị biểu dương các điển hình xuất sắc trong phong trào xây dựng văn hóa toàn quốc và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa tặng Bằng khen.
               Sự phấn đấu của bố mẹ đã ảnh hưởng khá tốt đến các con. Hai cháu  đầu của hai bác sinh năm 1968-1969 thời kỳ còn chiến tranh và kinh tế khó khăn, chúng tôi còn sống tại xã Thanh Lâm-huyện Mê Linh khi có em thứ 3 vào năm 1979 tuy còn đi học, các cháu đã biết chăm em, tự nấu ăn, giúp bố mẹ chăn nuôi lợn. Các cháu phải đi học cùng các bạn trong làng, đi bộ 3-4 cây số, nhưng vẫn học tốt, tự giác mặc dầu không được học và luyện thêm,
          Năm 1984 con đầu Lê Trần Anh, thi đỗ Học viện quân y. Cháu thứ 2 đá bóng gãy chân phải về Hà Nội chữa trị và được Hiệu trưởng trường PTTH Minh Khai nhận vào học lớp 10 cho nợ môn Nga văn phải trả nợ ngay cuối học kỳ II. Con gái út Lê Thị Phương Thảo bắt đầu vào học cấp I Xuân Phương.
            Hiện con đầu đang dạy tại học viên quân y, với quân hàm đại tá-tiến sỹ. Con thứ 2 học luật và chính trị cao cấp do huyện mở và là Phó trưởng phòng văn hóa huyện Từ Liêm cũ, nay là Phó trưởng phòng VH quận Bắc Từ Liêm. Con thứ 3 là gái, sau khi học xong ĐH Sư Phạm về dạy trường ĐH Mỏ Địa chất và đã hoàn thành bảo vệ luận án tiến sỹ kỹ thuật tại Viện KHCN Quân Sự tháng 5/ 2016.
             Hai con dâu đều học ĐH sư phạm Hà Nội. Con dâu đầu ra trưởng 1995 ở lại trường giảng dạy và sau đó được cử đi học cao học, đã xin thi thẳng và đỗ nghiên cưú sinh và đã bảo vệ luận án tiến sỹ năm 2001 lúc 27 tuổi, là một trong những tiến sỹ trẻ nhất khóa đó của Học viện Chính trị quóc gia Hồ chí Minh. Sau đó đã học khóa thạc sỹ tại Úc, làm nghiên cứu tại ĐH Hàn Quốc và hiện nay là PGS-giảng viên cao cấp tại ĐH Quốc gia Hà Nội.
          Con dâu thứ hai học xong thạc sỹ tại ĐH Sư phạm Hà Nội, quê Phú Yên nên dạy ĐH Quy Nhơn, vì hoàn cảnh gia đình đã chuyển ra Bắc, đang dạy tại Trường CĐCN In,  đã tu nghiệp tại Ấn độ và đang học thạc sỹ ngành quản lý giáo dục . Con rể cũng là thạc sỹ kỹ thuật trắc địa công tác tại Cục bản đồ  Bộ Tổng tham mưu, nay chuyển ngành làm Giám đốc một công ty, đã  tham gia HĐND xã..
          Thế hệ thứ 3, hai bác đã có 5 cháu nội ngoại . Hiện một cháu nội đang học đại học tại Nữu ước-Hoa kỳ, các cháu còn lại học tiểu học và mẫu giáo. Cháu học tiểu học, 3 năm là học sinh giỏi.
            Từ kết quả  rèn luyện và học tập của 3 thế hệ hiện nay, chính là  bắt nguồn từ truyền thống gia đình: Ông bà đẻ ra bác Hùng là giáo viên, ông ngoại là thầy dạy chữ nho, nên nhiều năm có 4 thế hệ sinh sống với nhau rất đầm ấm, chỉ từ năm 2012, bà sinh ra bác Hùng là bà mẹ VNAH mất đi, hiện còn 3 thế hệ cùng nhau phấn đấu, cùng  nhau làm việc tốt.

                                                               PHAN LẠC SĂC theo lời kể của bác LÊ HÙNG
           

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học