Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 4024

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 228514

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21979689

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Đưa hàng nghìn giảng viên ra nước ngoài học kỹ năng nghề

Thứ ba - 31/01/2012 23:29
(Dân trí) - “Năm 2012, dự kiến sẽ đưa hàng nghìn giảng viên ở nhiều trường ĐH,CĐ nghề sang Malaysia học kỹ năng nghề. Đây là bước đột phá về đào tạo nguồn nhân lực nghề chất lượng cao”.
Trao đổi với báo chí, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề Nguyễn Tiến Dũng cho biết như vậy về kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nghề chất lượng cao từ nay đến năm 2020.
 
Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề Nguyễn Tiến Dũng.

Ông cho biết, thực trạng đào tạo nghề hiện nay của Việt Nam như thế nào?

Đi thi tay nghề, Việt Nam vẫn ngang ngửa với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, về đào tạo đáp ứng nhu cầu trong nước mình vẫn đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, để đạt chất lượng cao đòi hỏi như các nước công nghiệp thì mình lại không có. Mặt bằng của chúng ta không đều. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì phải chuẩn bị nguồn lực trong 10 năm tới. Do vậy, chúng ta phải tiến tới xem thiếu chỗ nào để bù đắp.

Đổi mới toàn diện căn bản giáo dục trong lĩnh vực đào tạo nghề, theo ông đâu là bước đột phá?

Đột phá của giáo dục của đào tạo nghề là đột phá về chất lượng. Chất lượng bao giờ cũng mâu thuẫn với số lượng nên làm sao để 2 vấn đề này hài hòa. Theo đó, sẽ phân tầng để thực hiện. Tầng chất lượng cao và tầng phổ cập đào tạo. Từ đó xác định chất lượng đào tạo từng tầng, tập trung vào nguồn lực ở các tầng như thế nào. Trong những năm vừa qua thực hiện luật dạy nghề và chuẩn bị cho đổi mới dạy nghề đã hình thành 2 vấn đề này. Cụ thể, giải quyết lực lượng đông mà trong đó đặt ra vấn đề là phổ cập nghề. Trong đó, thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Đề án lao động ở thành thị. Hai vấn đề này đều phân tầng để đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp.

Chính phủ đã quy hoạch nguồn nhân lực, trong đó đã quy hoạch nguồn nhân lực đào tạo nghề. Theo đó, định ra mục tiêu đến năm 2020 có 40 trường dạy nghề đạt chất lượng cao, trong đó có 12 trường phấn đấu đạt đẳng cấp quốc tế.

Đây là một trong những đổi mới, đột phá nghề đào tạo và theo cấp độ quốc gia, khu vực - đó là phân tầng.

Đề thực hiện phân tầng này thì bước đi như thế nào thưa ông?

 

Đối với người nông dân, năm vừa rồi đã thí điểm mô hình tổ chức, thực hiện đào tạo và bắt đầu triển khai từ năm 2012.

Còn đối với chương trình đào tạo công nhân chất lượng cao đã bắt đầu khởi động. Năm 2012, tập trung giải quyết vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, tức là vấn đề giáo viên, tiêu chuẩn kỹ năng chương trình đào tạo, tiêu chuẩn thiết bị… cho các nghề đã theo Quyết định 826, quy hoạch 107 nghề cấp độ quốc gia, 26 nghề quốc tế và 49 nghề khu vực. Sau khi phân cấp độ, chúng ta tổ chức thực hiện có nhờ các nước phát triển hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cho 107 nghề cấp độ quốc gia.

Chúng tôi đã chuẩn bị gần 30 chương trình đào tạo nghề trong các trường để làm nơi đào tạo giáo viên theo chuẩn quốc gia cùng với 5 trường ĐH Sư phạm kỹ thuật thực hiện đào tạo này.

Về chương trình 107 nghề quốc gia chúng tôi đang hoàn thiện 35 bộ chuẩn quốc gia và đang thí điểm 14 chương trình quốc gia.

Với chương trình quốc tế, khu vực, chúng tôi không thể dùng chuyên gia của mình xây dựng chương trình được mà phải dùng đến chuyên gia quốc tế nên phải tận dụng các dự án đã thiết kế xây dựng như Đức, Hàn Quốc, Mỹ… trong khu vực thì hợp tác với Malaysia để họ chuyển giao kinh nghiệm. Bởi Malaysia họ có hơn 1.000 bộ đào tạo nghề đạt chuẩn khu vực và họ có cơ sở vật chất rất tốt và thành công trong đào tạo nguồn nhân lực ở đất nước họ. Chúng ta phấn đấu đạt mức chuẩn như Malaysia là chuẩn khu vực ASEAN.

Về đào tạo giáo viên, trước hết đào tạo về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Hiện, chúng tôi đã cử 96 giáo viên gửi sang Malaysia đào tạo thí điểm 4 nghề là Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Điện tử và Hàn để từ đó rút kinh nghiệm. Năm 2012, dự kiến gửi sang Malaysia khoảng 1.000 giáo viên nhưng tùy theo lớp đang thí điểm thực hiện như thế nào. Năm 2012 – 2013 phấn đấu giải quyết thí điểm tiêu chuẩn chương trình đào tạo, kỹ năng đào tạo, năm 2016 cơ bản giải quyết đào tạo giáo viên đạt chuẩn.
 
Trung tâm dạy nghề huyện Định Quán - Đồng Nai.

Đưa giáo viên sang tiếp cận công nghệ mới, vậy Việt Nam có cập nhật đồng bộ máy móc?

 

Quan trọng nhất là đổi mới đầu tư từ nhịp này trở đi, quy hoạch đầu tư đồng bộ theo nghề, từ cán bộ quản lý đến giáo viên chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, thiết bị phải đồng đồng bộ.

Chương trình tiếp cận khu vực quốc tế thì giáo viên của mình cũng phải đạt tầm cỡ quốc tế. Cử giáo viên đi đào tạo nước ngoài chính là giải quyết vấn đề này. Ở đây giáo viên không chỉ đào tạo kỹ năng phần cứng mà cả kỹ năng mềm.

Như vậy, có thể nói chúng ta đào tạo kỹ sư trở thành công nhân?

Có thể gọi như vậy. Đối tượng giáo viên cử đi học phần nhiều chúng tôi lấy từ các trường đại học, cao đẳng nghề …ví dụ để đào tạo công nhân Hàn thì bắt buộc giáo viên phải có kỹ năng về Hàn, cho nên chúng tôi cử đi đào tạo bồi dưỡng đào tạo kỹ năng nghề và cấp chứng chỉ nghề. Có như vậy thì giáo viên với dạy được các kỹ năng nghề. Năm 2012, thi giáo viên giỏi nghề không chỉ thi lý thuyết mà còn phải thi thực hành vì tiêu chuẩn giáo viên hiện nay là trình độ đào tạo, sư phạm nghề và kỹ năng nghề.

Ông đánh giá thế nào về sự hợp tác giữa Tập đoàn Segi - Malaysia và Công ty AIC - Việt Nam, 2 đơn vị đầu mối thực hiện việc đào tạo giáo viên này?

Hợp tác với Malaysia về lĩnh vực đào tạo nghề là cơ hội tốt cho mình. Chúng tôi đã tìm hiểu Thái Lan và Indonesia thì Malaysia họ thành công hơn vì họ đi theo hướng Anh và Úc. 10 năm nữa thì Việt Nam mới bằng mặt bằng của Malaysia về chất lượng đào tạo nghề.

Trước đây chúng ta đi theo hướng đào tạo nghề của Đức nhưng chính Đức khuyến cáo vì đào tạo kép của Đức chỉ có Đức mới làm được, gắn với công nghiệp, điều kiện khắt khe, đào tạo phải gắn với doanh nghiệp… chúng ta rất khó thực hiện như vậy. Nên chúng ta chỉ gắn được một phần với Đức. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang hợp tác với Mỹ, Hàn…

Ông kỳ vọng Đề án đào tạo giáo viên này như thế nào?

Tôi cũng trăn trở và lo nhưng tất nhiên rất hy vọng thành công vì đây là đột phá thí điểm đào tạo giáo viên. Nếu đạt được như mục tiêu đề ra cùng với các giải pháp khác sẽ xoay chuyển được tình hình. Sản phẩm mình đào tạo thị trường chấp nhận và họ đáp ứng yêu cầu xã hội.

Quan trọng nhất là các nhà trường nhận thức được vấn đề cử đúng người, đúng đối tượng đi đào tạo thì mới đạt chất lượng như mong muốn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hồng Hạnh

 
 
 

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học