Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 60


Hôm nayHôm nay : 7592

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 217240

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22372668

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

GIÁO DỤC LÀ MỘT ĐỀ TÀI XUYÊN SUỐT TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thứ năm - 28/07/2022 10:01
Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin ánh sáng soi đường, cứu dân, cứu nước.
GIÁO DỤC LÀ MỘT ĐỀ TÀI XUYÊN SUỐT TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GIÁO DỤC LÀ MỘT ĐỀ TÀI XUYÊN SUỐT TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

      Hồ Chủ tịch là người đầu tiên vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hồ Chủ Tịch là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết lên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ Quốc Việt Nam. Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rõ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta. Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Suốt bốn nghìn năm lịch sử "không có gì quý hơn độc lập, tự do". Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Đó là lời kêu gọi cứu nước khẩn thiết hiện nay của Tổ quốc, là lời hịch của ông cha ta vang vọng từ ngày xưa, là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta đối với muôn đời con cháu. Người nói: "Nước ta là một, dân tộc ta là một". "Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam". Lúc còn sống, Người luôn theo sát từng bước đi của cách mạng giải phóng miền Nam, ngày đêm người tưởng nhớ đến đồng bào và chiến sĩ miền Nam với tấm lòng thương yêu không bờ bến. Ngày 29 háng 03 năm 1990 tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra hội thảo quốc tế. "Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn". Hội nghị có 70 đại biểu nước ngoài gồm 34 quốc gia và hơn 1000 đại biểu Việt Nam, gồm các nhà khoa học và hoạt động xã hội đã tham dự hội thảo. Đây là dịp sinh nhật, kỷ niệm lần thứ 100 của Người.
      Trong di sản Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Theo Người giáo dục là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nâng cao năng lực và phẩm chất của con người, mà trước hết là nâng cao lòng yêu nước và hoàn thiện nhân cách. Giáo dục là một mặt trận quan trọng, không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa. Vì vậy Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước . Người đã để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về giáo dục và đào tạo bao gồm các vấn đề từ vai trò, vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục, nguyên lý, phương châm, phương pháp. Đối tượng giáo dục được Người quan tâm rất rộng từ mẫu giáo, phổ thông, chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học cho đến người lớn tuổi, người già. Nội dung tư tưởng của Người về giáo dục thật phong phú, có thể khái quát ba điểm lớn sau:
      1. Giáo dục là một chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng, một quốc sách hàng đầu.
      Quan điểm này của Hồ Chí Minh có thể rất sớm, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đất nước vừa giành được độc lập. Người đề ra 2 trong 6 nhiệm vụ cấp bách về giáo dục, một là, cần "mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Hai là cần "Mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân ta bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Người nói những câu thật thấm thía: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". "Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em: Từ đó Người chỉ rõ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí".
      Chúng ta phải tạo ra những công dân tốt, cán bột tốt cho nước nhà. Giáo dục có quan hệ đến thịnh suy của đất nước, hưng vong của quốc gia còn được thể hiện trong tư tưởng chiến lược của Hồ Chí Minh. "Làm tốt thì thế hệ sau này có ảnh hưởng tốt. Làm không tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến các thế hệ sau".
      2. Xây dựng một nền giáo dục mói theo hướng dân tộc, hiện đại và nhân văn, lấy phục vụ Tổ quốc phục vụ nhân dân làm nền tảng.
      Sau cách mạng tháng Tám, Người chủ trương xây dựng một nền giáo dục mới, đào tạo các em nên những người hữu ích cho nước Việt Nam, học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh".
      Để đạt được mục tiêu đó Hồ Chí Minh phát động phong trào chống nạn mù chữ, thất học, làm cho mọi người đều biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. "Người chủ trương xây dựng một nền giáo dục toàn diện", phải chú trọng các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa khoa học kỹ thuật, lao động sản xuất".
      3. Phải hình thành được cho học sinh nhu cầu và khả năng tự học để học suốt đời.
      Theo Hồ Chí Minh "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi", Người nói và tự nêu gương về việc học tập:
      "Tôi năm nay đã 71 tuổi, ngày nào cũng phải học… công việc cứ tiến mãi, không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau". Người cũng nhắc lại lời của Lê Nin: "Học, học nữa, học mãi". Còn sống còn phải học, học suốt đời. Xuất phát từ quan điểm "Học để làm việc" do đó về nội dung học, Người đòi hỏi phải thiết thực, gắn với yêu cầu của bản thân với yêu cầu của đất nước, không được viển vông, chạy theo sở thích nhất thời của cá nhân.
      Trên đây giáo dục là một đề tài xuyên suốt trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc nào, Người cũng chú ý đến yếu tố con người, con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội, luôn luôn hướng tới chân - thiện - mỹ, đem lại hữu ích phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân ./.


VŨ HÙNG
Cán bộ hưu trí
Phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học