Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 26


Hôm nayHôm nay : 8278

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336700

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22087875

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

HỌC BÁC VỀ TINH THẦN TỰ HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI

Thứ hai - 01/08/2022 16:14
Chủ tịch Hồ Chí Minh có trình độ học vấn uyên thâm, Bác có một trí tuệ phi thường, tầm hiểu biết sâu rộng và đáng khâm phục. Bên cạnh việc kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình và quê hương, để đạt được tầm hiểu biết ấy Bác không ngừng học tập và tự học.
HỌC BÁC VỀ TINH THẦN TỰ HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI

HỌC BÁC VỀ TINH THẦN TỰ HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương về tinh thần tự học và học suốt đời
     Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương về tinh thần tự học và học suốt đời. Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, trong khoảng thời gian 30 năm tiếp theo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn. Bác bị thực dân bắt bớ, tù đầy, bị kết án tử hình... Trong hoàn cảnh đặc biệt đó Bác phải vừa làm việc kiếm sống, vừa không ngừng tự học nâng cao trình độ, nhận thức và lý luận để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng quốc tế. Cũng chính nhờ sách báo và tự học mà Bác đã tìm ra con đường cách mạng cứu nước, cứu dân. Tự học ở Bác là kiên nhẫn, kiên trì, sáng tạo. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, viết các bài tham luận để tham dự các Hội nghị Quốc tế, để nói lên tiếng nói của những dân tộc cùng khổ, để thế giới biết đến dân tộc Việt Nam. Tự học ở Bác là sự kết hợp thực tế cuộc sống, lấy lao động và thực tiễn cách mạng làm cơ sở cho tự học và học suốt đời.
      Khi trên cương vị cao nhất của Đảng, Nhà nước, dù bận trăm công nghìn việc, ngay cả khi khi tuổi cao, sức khỏe giảm sút, Bác vẫn không ngừng học tập. Bác viết “Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp. Công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng không một ngày nào Bác ngừng đọc tài liệu sách báo trong và ngoài nước. Việc đọc sách báo để Bác nắm bắt tình hình, để học hỏi nhân dân và học hỏi người lao động công, nông, trí thức, bộ đội, doanh nhân, doanh nghiệp…để có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Bác đọc sách báo nước ngoài để cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm, để lãnh đạo đất nước. Bác luôn khuyên cán bộ, đảng viên cần học tập và tự học để nâng cao trình độ bản thân, coi đây là tiêu chuẩn, giá trị đạo đức của mỗi người cán bộ, đảng viên.
      Những quan điểm sáng tạo, tấm gương về tự học và học tập suốt đời và đổi mới về giáo dục của Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã đặt ra nhiệm vụ: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng”. Thấm nhuần di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển; chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững.
2. Tấm gương tự học, học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn động lực giúp chúng ta trưởng thành hơn trong công việc và trong cuộc sống
      GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trong cuộc hội thảo kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhật Bác đã viết “Bài học sâu sắc mà Bác Hồ đã để lại cho chúng ta về học và học tập suốt đời mãi mãi trường tồn. Con đường tự học của Bác đã khẳng định bài học mang tính chân lý. Đó là chỉ có học, học suốt đời, tự học mới thành công”. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Các nhà giáo phải nêu gương tự học tập, tự đào tạo cho học sinh noi theo. tư tưởng giáo dục liên tục, giáo dục suốt đời và xây dựng xã hội học tập, với vai trò nòng cốt của các nhà giáo.
      Là người làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tấm gương tự học, học tập suốt đời của Bác là nguồn động lực giúp chúng ta trưởng thành hơn trong công việc và trong cuộc sống.
      Sinh ra, lớn lên và học phổ thông tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, ngay từ khi học lớp một đã được đi dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ và gặp các bạn thiếu nhi quốc tế tại Hội Trường Ba Đình, được Bác căn dặn về ý chí học tập, tôi rất tự hào và càng hiểu trách nhiệm của cá nhân về ý thức học tập. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, được giữ lại trường làm giảng viên với công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Ý chí, nghị lực trong tự học và học suốt đời của Bác dẫn dắt tôi trong bước đường học tập và giảng dạy của mình. Trong quá trình làm việc tôi được các giáo sư đầu ngành hướng dẫn và đào tạo cùng với sự nỗ lực của bản thân về ý thức tự học và học suốt đời tôi đã từng bước trưởng thành. Năm 1993, tôi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ Hóa học (thời đó gọi là phó tiến sỹ), với kết quả này cùng với các thành tích nghiên cứu khoa học, năm 1994 tập thể nữ Bộ môn Hóa hữu cơ, khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN được nhận Giải thưởng Kovalepskaia. Năm 1996 tôi được cử đi trao đổi khoa học tại Cộng Hòa Pháp.
      Trong 38 năm công tác tôi đã đã chủ trì và tham gia 17 đề tài các cấp trong các lĩnh vực về xúc tác hấp phụ, năng lượng sinh học, dầu khí, hóa dược và môi trường trong đó có 5 đề tài cấp Nhà nước, 2 đề tài hợp tác với Tập đoàn Dầu Khí. Đã công bố hơn 120 bài báo khoa học trên các Tạp chí trong nước và các bài báo khoa học trên các Tạp chí uy tín trên thế giới và đã xuất bản 3 cuốn sách.
       Trong công tác đào tạo, đã đào tạo được 13 tiến sĩ và 25 thạc sĩ. Các tiến sĩ và thạc sĩ đã thành đạt và trở thành những cán bộ kỹ sư, nhà khoa học, nhà giáo công tác tại nhiều trường ĐH, nhiều Viện cũng như các cơ quan, đơn vị NCKH trên khắp mọi miền Tổ quốc như: ĐH Quy Nhơn, ĐH KHTN (ĐHQG Hà Nội), ĐH Bách khoa Hà Nội; HV Nông nghiệp Việt Nam; Viện Dầu khí (Tập đoàn Dầu khí), Văn phòng Chính phủ, ĐH Hải Phòng, Cục Hóa chất (Bộ Công thương), ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Sở NN & PTNT Bắc Ninh, Bộ TN & MT...
       Năm 2002, tôi được HĐCDGSNN phong tặng học hàm PGS và năm 2010, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
      Ngoài giảng dạy đại học, sau đại học, tôi còn tham gia công tác giảng dạy học sinh giỏi hệ trung học phổ thông chuyên hóa. Tham gia công tác ra đề thi, tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia và Olympic hóa học quốc tế. Nhiều năm tham gia huấn luyện đội tuyển thi olympic hóa học quốc tế và 10 năm liền làm chủ nhiệm đội tuyển. Nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo về công tác huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi hệ THPT tham dự Olympic hóa học quốc tế.
      Tự học và học suốt đời mới theo kịp sự phát triển khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ của đất nước và tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao trên thế giới. Do có một số thành tích trong hoạt động giáo dục& đào tạo, tham gia dự án đổi mới sách giáo khoa hệ THPT và hoạt động trong lĩnh vực khoa học& công nghệ, được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tặng Bằng khen ngày 11/11/2021 với tiêu chí Đã có thành tích “Xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, công tác quản lý đạo đức toàn cầu theo tiêu chí UNESCO”.
3. Đi theo con đường tự học của Bác- bài học sâu sắc cho những cán bộ làm công tác khuyến học, khuyến tài
      Thấm nhuần tư tưởng giáo dục của Bác về vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục, GS.TS Nguyễn Thị Doan viết “Chúng ta phải thúc đẩy sự học trong mọi tầng lớp, chỉ có học với phát triển bền vững, mới thực hiện được mục tiêu của từng người và góp phần thực hiện được khát vọng học tập của dân tộc và Bác Hồ kính yêu". Là cán bộ làm công tác khuyến học, khuyến tài trong khu dân cư và trong phường, tôi luôn có ý thức sẻ chia với các cháu học sinh về tinh thần tự học. Xây dựng phong trào hiếu học, phát hiện, động viên các cháu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi, các cháu vươn lên trong học tập, xây dựng quỹ khuyến học; Phát triển hội viên đặc biệt là các cán bộ trẻ đang làm việc trong ngành giáo dục& đào tạo.
      Động viên các cháu nhất là các cháu cấp THPT có kế hoạch và phương pháp học tập cụ thể, khoa học như bài học mà Bác Hồ đã đề ra nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
      Là người trực tiếp tham gia công tác giáo dục đào tạo, hiện đang tham gia các dự án giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đào tạo và khoa học công nghệ, đã trích kinh phí từ các dự án này để làm phần thưởng, tài trợ, học bổng cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn, các cháu vươn lên trong học tập.
      Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ của Bác có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
TRẦN THỊ NHƯ MAI,
108, ngõ 72 Tôn Thất Tùng,
phường Khương Thượng, quận Đống Đa Hà Nội.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học