Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 91


Hôm nayHôm nay : 5200

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 343138

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22094313

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

Thứ ba - 16/08/2022 09:03
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quan điểm về vai trò của giáo dục trong việc phát huy nhân tố con người giữ vị trí hết sức quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Hồ Chí Minh đối với con người, coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định mọi thành công; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.
TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

      Hồ Chí Minh coi dốt nát là một trong ba loại giặc cần phải tiêu diệt (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm). Chính vì vậy, sau khi đất nước vừa giành được độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới, trong đó có 2 nhiệm vụ về giáo dục, đó là “cần mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” và “giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”. Người nêu rõ: Một nền giáo dục mới - nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập được Người nêu rõ trong Thư gửi các học sinh: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Không chỉ quan tâm hoàn thiện thể chế và bộ máy của nền giáo dục mới, Hồ Chí Minh còn khởi động cho toàn dân thấm nhuần tư tưởng “dân mạnh thì nước giàu”, “dân cường thì nước thịnh”, và Người kêu gọi mọi người phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái, xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, nhiều trường học cho thanh thiếu niên, cho đồng bào các dân tộc, cho phụ nữ, phụ lão, đã khai giảng, cả nước sôi nổi với phong trào bình dân học vụ, diệt “giặc dốt”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục - sự nghiệp “trồng người” là một chiến lược vừa cơ bản, lâu dài, vừa là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người. Nhân cách con người được hoàn thiện bởi một nền giáo dục xã hội và tự giáo dục toàn diện sẽ trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”; vừa có phẩm chất, vừa có năng lực; những công dân tốt, những cán bộ tốt, sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam mới. Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi con người đều có cái thiện và ác ở trong lòng, ta phải làm thế nào cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân. Thông qua giáo dục thì cái thiện trong mỗi con người sẽ ngày càng nhiều thêm và cái ác sẽ mất dần đi. Tuy vậy, Hồ Chí Minh không coi giáo dục là yếu tố vạn năng, là tất cả, mà chỉ là phần chủ đạo, phần nhiều. Để có những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm việc xây dựng một nền giáo dục toàn diện và khẳng định: Nền giáo dục đó phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục, nhằm đào tạo ra những con người có tri thức, có lý tưởng, có đạo đức, có sức khỏe, có thẩm mỹ. Người nói: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lao động và sản xuất”.
      Tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của giáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân. Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy giáo dục phát triển. Điển hình là ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Giáo dục đại học năm 2012; ban hành các cơ chế, chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; về cơ hội tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; về đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo,…
      Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỷ, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chúng ta không chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về vai trò, nội dung của giáo dục…, mà còn có thể học được từ đó phương pháp luận giải quyết vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phương pháp này rất gần với những gì đang được nói tới hiện nay như mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội,…
      Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từng góp phần mang lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam trong lịch sử, sẽ tiếp tục phát huy tác dụng trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế./.

NGHIÊM NGỌC ANH
HKH phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học