Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 85

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 84


Hôm nayHôm nay : 5345

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 354882

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22510310

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

Câu lạc bộ Hán Nôm Thư Pháp Trung Kính phường Trung Hòa-quận Cầu giấy

Thứ bảy - 14/04/2012 18:59
Câu lạc bộ (CLB) Hán Nôm thư pháp Trung Kính thuộc phường Trung Hoà, được UBND quận Cầu Giấy quyết định thành lập ngày 11/01/12008. Tiền thân của CLB là một lớp học chữ Hán được khai giảng ngày 22/10/2003 do sáng kiến của các cụ Bùi Quang Liêm, Nguyễn Hữu Tuyển, Nguyễn Đình Quyết thuộc Trung tâm iữ gìn văn hoá truyền thống Hội Người cao tuổi Việt Nam và các cụ cao tuổi yêu thích chữ Hán tại phường như Trần Minh Hồng, Phạm Kỳ Nam, Phan Đăng Toản, Định thị Sơn, Đào Thế Phượng, Nguyễn Văn Thuận .
 
Buổi học đầu tiên đã thu hút được 23 cụ tới dự học, người thấp tuổi nhất cũng đã 58 tuổi, cao tuổi nhất lúc đó là cụ Phan Đăng Tốn,  84 tuổi.
Với các cụ lớn tuổi trong làng, trong phường, các cụ đã nghỉ hưu thì việc học tập chữ Hán, chữ Nôm là một nhu cầu, một sở thích tao nhã, hợp lòng người, hợp với nhu cầu dưỡng sinh duy trì trí tuệ, tăng cường hoạt động của não bộ, góp phần nâng cao tuổi thọ, nâng cao hiểu biết, nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và cũng là  một tấm gương cho con cháu noi theo.
Trải qua quá trình phát triển, lớp học có nhiều lúc thăng trầm, do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình, một số học viên không tiếp tục tham gia được, song nhìn chung số lượng học viên các năm từ 2004 đến 2007 vẫn giữ ở mức 20 đến 30 người.
Lớp học Hán Nôm được tổ chức tại nhà văn hoá đình Trung Kính Thượng, thuộc phường  Trung Hoà vào sáng thứ 5 hàng tuần do các cụ giáo viên tự nguyện giảng dạy: Bùi Quang Liêm, Nguyễn Hữu Tuyển, Phạm Kỳ Nam, Trần Minh Hồng, Nguyễn Khánh Bình. Các cụ giáo viên đa số đã ở tuổi bảy tám mươi. Các cụ là tấm gương tự học, tự nghiên cứu rồi truyền lại cho các học viên vốn kiến thức mà mình hiểu biết bằng chữ Hán, chữ Nôm,  về truyền thống lịch sử dân tộc. Thông qua việc giới thiệu các văn bản cụ thể như bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trói, Chiếu Dời đô của Lý Thái Tổ, các sự tích, truyền thuyết về Hồ Gươm, các áng thơ tuyệt tác của Trần Quang Khải, Lý Thường Kiệt, hay Bạch cư Dị, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu; các bài văn nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo… và một số bài khác dạy về đạo lý làm người. Đến nay đa số hội viên khi đi tham quan du lịch đã đọc và hiểu được phần nhiều ngữ nghĩa các câu đối hoành phi trong các đình chùa, di tích lịch sử, vì vậy càng khích lệ mọi người học tập.
Lớp học Hán Nôm trong những năm đầu đã được sự quan tâm , ủng hộ, động viên của MTTQ, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi phường Trung Hoà và đã là một tấm gương để cổ vũ con cháu noi theo học tập. Song về pháp lý mà nói thì chưa được chặt chẽ nếu chỉ là một lớp học Hán Nôm thì phải có chương trình, giáo trình đăng ký với các cấp có thẩm quyền. Vì vậy, với sự quan tâm giúp đỡ gợi ý của Hội Khuyến học phường Trung Hoà, của UBND phường Trung Hoà và của Phòng Văn hoá Thông tin Thể thao Du lịch Cầu Giấy. CLB hoạt động theo quy chế đã được xây dựng với tổng số hội viên lúc đăng ký thành lập là 31 người trong đó: người cao tuổi nhất là 83 tuổi, 20 người có trình độ đại học, 11 người là đảng viên.
Năm 2010 CLB hoạt động theo quy chế mới đã được gần 3 năm và vẫn tiếp tục duy trì sinh hoạt vào sáng thứ 5 hàng tuần để nâng cao trình độ chữ Hán Nôm cho hội viờn. CLB cũng đó tổ chức giao lưu với lớp Hán ngữ Ninh Hiệp, lớp Hán ngữ Đại Phùng, CLB thư pháp Làng nghề Việt Nam để học hỏi thêm kinh nghiệm; tổ chức tham quan du lịch để học tập nghiên cứu tại: các chùa, các đình trong và ngoài Hà Nội. CLB đó biên soạn dịch thuật tập sách “Hoành phi - Câu đối - Sắc phong đình Ngũ Xã - Ba Đình - Hà Nội ” trong năm 2008 theo phương pháp ghi chép theo sơ đồ  thực tế các câu đối, hoành phi từ hậu cung ra tới cổng đình, phiên âm và dịch nghĩa theo sơ đồ thực tế, phiên âm và dịch nghĩa các sắc phong để hiểu được sự tôn vinh của các triều đại đối với thành hoàng đình, chú giải một số sự tích ghi thể hiện qua các câu đối hoành phi để độc giả hiểu thêm về di tích lịch sử. Đây là một hướng hoạt động cần phát triển của CLB, nó góp phần tự nâng cao trình độ, mở mang dân trí và sự hiểu biết cho cộng đồng, nó đòi hỏi có một đội ngũ hội viên giỏi chuyên sâu và có sự giúp đỡ ủng hộ của các cấp các ngành có liên quan.
          Vừa qua, CLB  đó tổ chức và tham gia viết chữ thư pháp trong dịp lễ hội hàng năm tại đình Trung Kính Thượng, đình Hào Nam, đình Vòng, đình Lạc Thị và ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. CLB đã ra một tập nội san nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nhằm ghi lại một số bài viết xưa về Thăng Long, một số áng thơ hay, một câu đối, một bức hoành phi và cũng để đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu chữ Hán Nôm.
       Mười năm hoạt động, CLB Hán Nôm thư pháp phường Trung Hũa đó  thể hiện một nột đẹp trong văn hóa của người Hà Nội thanh lịch và cũng đó gúp phần vào nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài của địa phương. Hoạt động ấy thật có ý nghĩa và rất đáng trân trọng.
                                                                                                                                                                                            VIET HUY
 
 
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học