Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 3511

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 228001

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21979176

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

KHUYẾN HỌC – KHUYẾN TÀI THÔN AN THỌ

Thứ hai - 13/06/2016 16:22
An Thọ là một thôn văn hóa thuộc xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội. Thôn có 5 dòng họ với hơn 3000 nhân khẩu, được chia thành 4 đội dân cư, có 1 chi bộ Đảng và các chi hội, chi đoàn, đoàn thể. Thôn có Ban Quy ước từ sớm.
Thôn An Thọ, xã Anh Khánh, huyện Hoài Đức

Thôn An Thọ, xã Anh Khánh, huyện Hoài Đức

      Con người sống trên mảnh đất này vốn có truyền thống hiếu học. Nơi đây từ thời xưa đã  sản sinh ra các tiến sỹ, cử nhân, nhiều tú tài, những nhà nho uyên thâm. Ngày nay hàng trăm con cháu trong làng đã tốt nghiệp đại học, là cử nhân, thạc sĩ, là giáo viên giảng dạy các cấp trong thôn, xã, huyện cũng như các tỉnh thành phố khác.
Kế thừa và phát huy truyền thống cha ông, các tầng lớp thế hệ trong làng An Thọ ngày nay đã dày công vun đắp, xây dựng và giữ vững danh hiệu làng văn hóa .
      Thực hiện chủ trương “Cả nước là một xã hội học tập” và “Thắp sáng tài năng trẻ” do Đảng sáng lập. Ngày 28/8/2010, Hội Khuyến học – Khuyến tài làng An Thọ được thành lập.
      Hội do Ban Quy ước của làng bầu ra, gồm: 1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 thư ký và 1 thủ quỹ; có từ 5 – 7 ông (bà) là ủy viên. Thành viên của Hội là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và có tâm huyết với việc trồng người, đại diện cho các tộc biểu và các đoàn thể trong làng. Đa phần là các thầy cô giáo, cán bộ,  đang công tác hoặc đã nghỉ hưu. Tới nay đã trải qua 2  nhiệm kỳ.
Sau khi được thành lập, Hội đã thống nhất quy chế, nhiệm vụ và chương trình hoạt động cụ thể.
Mục tiêu của Hội đặt ra là “Kịp thời động viên con cháu trong làng chăm chỉ học hành, vượt khó, học giỏi để trở thành những người có tài, có đức xây dựng quê hương đất nước mai sau”.
      Hội Khuyến học thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ, chủ động, kịp thời phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể của địa phương trong mọi hoạt động. Đặc biệt là 2 trường Tiểu học và THCS An Khánh . Qua đó, Hội nắm chắc tình hình học tập của các cháu trong thôn. Hội đã kết hợp với nhà trường vận động được 2 cháu bỏ học trở lại học tập. Nay các cháu đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. Đặc biệt đã kịp thời hỗ trợ một số cháu có hoàn cảnh khó khăn với số tiền là 2,3 triệu đồng để mua sách vở.
Với phương châm kịp thời động viên, khuyến khích các cháu học sinh, sinh viên học giỏi, Hội luôn đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp khen thưởng. Như những năm đầu mới thành lập, Hội chỉ khen thưởng các cháu học sinh phổ thông học giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học công lập. Những năm sau đã mở rộng thêm đối tượng là học sinh thi đỗ vào trường ngoài công lập, các trường sĩ quan quân đội và công an, các cháu sinh viên học giỏi, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Việc làm này bảo đảm tính công bằng trong khen thưởng và khuyến khích các dối tượng thi đua học tập. Hoặc những năm sau này, Hội còn trao thêm các giải thưởng, như: học sinh tiêu biểu thi giỏi cấp huyện, cấp thành phố.
Ngoài ra, Hội còn kịp thời khen thưởng các cháu vượt khó học giỏi. Đây là những học sinh phổ thông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng các cháu đã đạt được kết quả học tập tốt. Giải thưởng này đã trao cho 5 em học sinh vượt khó học.
       Việc tổ chức khen thưởng hàng năm được tiến hành 1 lần, địa điểm tại nhà văn hóa làng. Tổ chức trao thưởng vào trước ngày khai giảng năm học mới. Các buổi trao thưởng được tổ chức chu đáo. Đông đảo các đồng chí lãnh đạo địa phương, các tổ chức đoàn thể và Ban Quy ước, các bậc phụ huynh, học sinh tham dự đông đảo. Việc làm này có tác dụng rất tốt trong dư luận cộng đồng dân cư.     
     Qua 6 năm hoạt động, Hội đã khen thưởng cho hơn 1000 học sinh, sinh viên...với số tiền trị giá trên 130.000.000 đ.
      Để có kinh phí hoạt động của Hội, Hội đã tuân thủ những quy định Ban quy ước làng đề ra, như sau:
Hội Khuyến học – khuyến tài được phép vận động, huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân trong và ngoài làng, các tổ chức đoàn thể chính quyền.Quỹ khuyến họ chỉ sử dụng cho việc khuyến học khuyến tài.
Quán triệt những quy định trên, Hội Khuyến học – khuyến tài đã tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể của nhân dân, các tổ chức đoàn thể của địa phương để mọi người, tổ chức thấy rõ ý nghĩa thiết thực to lớn của hoạt động khuyến học – khuyến tài. Đồng thời tạo dư luận rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân kết hợp với việc vận động những cá nhân, tổ chức kinh tế có mức thu nhập khá tham gia ủng hộ.
Đặc biệt vào dịp lễ hội của làng, Hội luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, các tổ chức đoàn thể với số lượng hơn 200 lượt cá nhân, tổ chức, đoàn thể tham gia ủng hộ, với số tiền từ 5-6 triệu đồng/năm. Những năm gần đây số tiền ủng hộ tới hơn 8 triệu đồng, có năm tới hơn 10 triệu đồng.Qua 6 năm hoạt động, số tiền ủng hộ Hội Khuyến học của làng có trên 150 triệu đồng. Hiện nay, quỹ khuyến học của làng còn hơn 20 triệu đồng.
       Những việc làm trên đây của Hội Khuyến học -  khuyến tài luôn được chính quyền và nhân dân tin tưởng yêu mến. Hoạt động của Hội đã góp phần vào sự nghiệp xã hội hoá học tập mà Đảng và Nhà nước đã phát động.Với truyền thống hiếu học, hiện nay có rất nhiều gia đình có con thi đỗ đại học năm đầu tiên.
      Bác Hồ đã từng ra lời kêu gọi “ Dù khó khăn đến đâu cũng vẫn phải tiếp tục thi đua dạy tốt – học tốt”. Hội khuyến học Việt Nam nói chung và Hội khuyến học của làng An thọ nói riêng luôn tự hào là người kế tục và phát triển truyền thống hiếu học của dân tộc. Hội phối hợp với các trường học , các dòng họ cũng như mỗi người dân trong làng đưa phong trào khuyến học, khuyến tài với cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học , dòng họ hiếu học , cộng đồng khuyến học  lên một tầm cao mới. Hội khuyến học – khuyến tài  trở thành phong trào quần chúng rộng khắp các thôn làng, xã, huyện  thể hiện truyền thống hiếu học vốn có từ ngàn xưa của dân tộc và đã trở thành nét đẹp văn hóa Việt Nam.
      Trưởng thôn ông Nguyễn Văn Thực cũng  khẳng định: “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ hiếu học” là mô hình độc đáo , nhân tố cần thiết và quan trọng để phát huy phong trào khuyến học, khuyến tài, đặc biệt để xây dựng cả thôn , làng trở thành một “xã hội học tập”. Thực hiện những tiêu chí của “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ khuyến học”, con em chúng ta không những được tạo điều kiện đến trường trở thành những học sinh giỏi, trò ngoan gắn “văn với lễ” mà còn thúc đẩy người lớn ra sức học tập tiếp thu khoa học- kỹ thuật, bồi bổ kiến thức, nâng cao tay nghề, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thiết thực vào sự phát triển của quê hương . Bên cạnh đó người dân trong thôn, làng rất tích cực hưởng ứng, ủng hộ phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phấn đấu đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo lên tầm cao hơn nữa.
       Hàng năm  cứ gần bước vào năm học mới làng lại tổ chức ngày hội khuyến học với mục đích  động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;  biểu dương những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài, gắn với các hoạt động:  trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi, các bạn học sinh có thành tích suất sắc trong học tập, thi Đại học ….. là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải học tập suốt đời; thực hiện “Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm học tập thường xuyên, học tập suốt đời để trở thành người công dân tốt, có nghề, lao động có năng xuất và hiệu quả cao.
       Bản thân là một giáo viên mầm non, sinh hoạt  tại cơ sở hội khuyến học tại thôn An Thọ tôi thấy tự hào về những đóng góp thiết thực của hội khuyến học các cấp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Chúc các tổ chức hội, cán bộ, hội viên khuyến học  đồng thuận , đẩy mạnh phong trào  học tập suốt đời trong gia đinh, dòng họ, cộng đồng và đơn vị., thông qua các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”. Chúc cho tất cả mọi người  tiếp tục đồng hành với hội khuyến học trong thôn, làng, phát tâm thiện nguyện tạo điều kiện cho các em học sinh trong gia đình nghèo được tiếp tục đến trường và động viên học sinh vượt khó, học giỏi. Chúc các bậc cha mẹ luôn là tấm gương để con em học tập noi theo. Mong các cháu học sinh được nhận học bổng hãy cố gắng học giỏi, ngoan hiền đó là món quà tri ân quý nhất với cha mẹ, với hội khuyến học và bà con cô bác xóm giềng.

                                                                         NGUYỄN THỊ THỦY
                                                              Trường Mầm Non An Khánh C
                                                 Địa chỉ: An Thọ – An Khánh –Hoài Đức – Hà Nội
                                                                         SĐT : 0934480463    
                               

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học