Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 111


Hôm nayHôm nay : 6560

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 344498

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22095673

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

CON ĐƯỜNG TỰ HỌC CỦA BÁC HỒ, BÀI HỌC QUÝ GIÁ CHO MUÔN ĐỜI

Thứ năm - 30/06/2022 17:51
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc đời của sự siêng năng học tập, vượt khó tự học để làm nên lịch sử huy hoàng cho dân tộc Việt Nam. Người đã giữ vững tinh thần và ý chí học tập không ngừng trong suốt cuộc đời. Bằng tấm gương tự học và học tập suốt đời, Bác Hồ đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ noi theo.
Con đường tự học của Bác

Con đường tự học của Bác

      Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, còn sống thì còn phải học, Người dạy:  “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải”. Tự học là lao động khoa học, vất vả hơn rất nhiều so với quá trình học có giáo viên hoặc người hướng dẫn, bởi người học phải độc lập xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập, tự tìm hiểu, phân tích những kiến thức trong sách vở, tài liệu để tiến tớilàm chủ tri thức. Nếu thiếu sự kiên trì, lòng quyết tâm và sự nghiêm túc của bản thân, thì sẽ không thể thực hiện được kế hoạch học tập do mình đặt ra.Việc tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Bác đã kiên trì tự học suốt cuộc đời, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam và đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi.
      Nói về con đường tự học của Bác, xin đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau: khi Bác tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản được tổ chức tại Thủ đô Mát-xcơ-va (Nga) vào tháng 8-1935, Bác Hồ đã khai rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng mỗi người phải học tập với thái độ nghiêm túc, hết sức khiêm tốn, thật thà, biết đến đâu nói đến đó, không được tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Bác nghiêm khắc phê phán tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cao, tự đại, cho mình là giỏi nhất thiên hạ. Người nói: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”.
      Phương pháp tự học của Bác Hồ là tự học trong mọi hoàn cảnh, học mọi lúc mọi nơi:  Người chỉ rõ: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân,” “Không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”. Bác dạy: trong khi học phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi vì sao, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem có hợp với thực tế không”.
       Những câu chuyện về tự học của Bác, đặc biệt là về cách Bác tự học ngoại ngữ và viết báo thì đã trở thành những giai thoại lịch sử và bài học quý báu. Năm 2011 khi Bác bắt đầu cuộc hành trình từ Cảng Sài Gòn đi tìm đường cứu nước, làm việc trên con tàu Amiral Latouche Tréville, một thủy thủ trên tàu kể lại: : "Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba (tên gọi của Bác lúc bấy giờ) mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm".
      Trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm mọi cách tận dụng mọi lúc mọi nơi để tự học, nhất là học tiếng nước ngoài. Để học được ngoại ngữ, Bác kiên trì mỗi ngày học thuộc 10 từ. Hàng ngày, trước khi thức dậy, Bác viết những từ mới vào một mảnh giấy dán vào chỗ hay nhìn thấy nhất; có khi Bác viết lên cánh tay để khi vừa làm việc vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì cũng đã thuộc . Lại cả khi đi đường Bác cũng nhẩm bài bài học. Ban đêm khi chưa ngủ, Bác lấy tay viết mò những chữ khó lên tấm chăn cho đến khi nhớ mới thôi. Bác có một nguyên tắc là học đến đâu thực hành đến đó. Bằng cách tự học như vậy, Bác đã viết được báo và sách bằng tiếng nước ngoài. Cho đến nay, chưa ai có thể chỉ ra chính xác là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông thạo bao nhiêu Ngoại ngữ, nhưng theo lời họa sĩ Ê rích Giô –ham-sơn (Thụy điển) thì Bác biết 28 thứ tiếng.
       Cách tự học của Bác rất phong phú đa dạng, thời gian sống ở Thủ đô Pa-ri (Pháp), thường thường Bác chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm sống, còn buổi chiều đi đến thư viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến, Bác đi dự các cuộc mít-tinh và thường xuyên phát biểu ý kiến, Bác làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình độ chính trị, văn học của mình, đồng thời làm phong phú thêm vốn từ ngữ mới và cũng là điều kiện để vận dụng những từ đã học, trau dồi thêm vốn hiểu biết của mình về ngoại ngữ.
Ngay khi vốn ngoại ngữ chưa nhiều Bác đã bắt tay vào học viết báo ngay tại Pháp: ban đầu Bác chỉ viết 7-8 dòng, khi viết được dài bác lại học cách rút ngắn lại, dần dần Bác viết cả cột báo và cả bài báo nhờ sự giúp đỡ của ông Longuet chủ bút tờ báo “Đời sống thợ thuyền”. Khi viết, Bác kiên nhẫn viết làm 2 bản, 1 bản gửi cho tòa báo còn 1 bản Bác giữ lại để so với bài báo khi in (đã được chủ bút sửa lại) để tự rút kinh nghiệm.
      Sau một thời gian tự học miệt mài, có được trình độ hiểu biết sâu rộng, khả năng ngoại ngữ thông thạo, Nguyễn Tất Thành rồi sau này là Nguyễn Ái Quốc (từ năm 1919) đã viết báo và trở thành nhà báo có tiếng ở Paris, là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ). Đỉnh cao có thể kể đến tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” - lời tuyên ngôn đanh thép chống áp bức, bóc lột của nhà cầm quyền Pháp, thể hiện một ngòi bút sắc bén, một trình độ lý luận sâu sắc, là thành quả lớn lao của quá trình tự học của Bác.
      Cho tới khi tuổi cao, sức yếu, Bác Hồ vẫn giữ được tinh thần tự học như xưa.
        Năm 1966, trong một buổi nói chuyện với đảng viên mới của Hà Nội, Người nhắc nhở: “Bác thường nghe nói có đồng chí 40 tuổi đã cho mình là già nên ít chịu khó học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Còn sống thì còn phải học”.
      Đại tướng Hoàng Văn Thái kể lại, năm 1969 khi sức khỏe Bác đã rất yếu, mỗi lần Đại tướng đến làm việc với Bác thường thấy trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường của Bác để nhiều sách báo. Đại tướng lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là vấn đề nắm vững tình hình chứ!”.  
Kết luận:
      Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý mà việc tự học của Người đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 
        Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ của Người đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích ứng với những biến đổi của xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu.   
        Tinh thần, ý chí tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay và cả mai sau vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của dân tộc ta. Tư tưởng và tinh thần tự học của Người mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.
                                                                          Hà nội. ngày 6/5/2022

ĐÀO THỊ TẠO
Chủ tịch Hội khuyến học
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học