Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 69

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 68


Hôm nayHôm nay : 22846

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 360784

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22111959

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

Thứ ba - 14/06/2022 17:30
“Đi theo con đường tự học của Bác” là chủ đề đã làm tôi suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu. Với Bác là cả một tư tưởng về công tác giáo dục, vạch đường chỉ lối cho chúng ta noi theo và thực hiện .
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

      Một là, Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao trình độ lý luận chính trị
       Theo Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước là niềm tự hào cũng như là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước không chỉ là cơ sở, nền tảng, mục đích của sự tồn vong đối với mỗi quốc gia, dân tộc mà còn là yếu tố cốt lõi nhất, cơ bản nhất, đầu tiên, được xếp hạng bậc nhất trong nội dung giáo dục. Do đó, cần phải coi trọng việc giáo dục tinh thần yêu nước cho mọi người bởi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm, bổn phận của chúng ta là làm cho những cái quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Theo Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước có mối quan hệ mật thiết với tinh thần quốc tế; chủ nghĩa yêu nước gắn kết với chủ nghĩa quốc tế vô sản; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thống nhất với nhau, không tách rời nhau, tác động trợ giúp cho nhau trong tiến trình xây dựng một xã hội vì con người, vì hòa bình, độc lập, công bằng, tự do cho các dân tộc trên thế giới. Hồ Chí Minh kêu gọi thế hệ trẻ phải có tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, thể hiện tinh thần quốc tế để giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau giữ gìn hòa bình, dân chủ tránh không có áp bức, xung đột, không có chiến tranh đánh giết lẫn nhau. Do đó, giáo dục theo Hồ Chí Minh phải có nhiệm vụ tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc để xây dựng tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Như vậy, việc giáo dục nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho mọi người là điều kiện quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đời sống mới, con người mới. Việc nâng cao trình độ lý luận còn giúp mọi người xác định đúng đắn lý tưởng sống, hoài bão lập thân, lập nghiệp, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
     Hai là, Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống
      Giáo dục tư tưởng là một trong nhiều nội dung căn bản trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, việc giáo dục tư tưởng phải được cụ thể hóa phù hợp với từng cấp học, ngành học, phù hợp với chương trình và mục tiêu đào tạo nhằm làm cho mọi người thấm nhuần cái học hữu dụng, cái học đích thực để có trí thức hoàn toàn. Giáo dục vê tư tưởng, Người quan niệm: “Nếu ta không chuẩn bị sẵn sàng, không kịp thời lãnh đạo, thì tư tưởng sẽ hỗn loạn, hành động sẽ hỗn loạn”. Cho nên “Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới”. Từ đây, Hồ Chí Minh đã đưa ra nội dung giáo dục về đạo đức cách mạng. Bác giải thích: “Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết sức trung thành để phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động… Đạo đức cách mạng là hòa bình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”.
      Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là toàn diện cả tài và đức, tài và đức ở Hồ Chí Minh không có sự tách biệt mà luôn thống nhất biện chứng với nhau. Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho đạo lý làm người thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó. Có thể nói thông qua tài, đức mới thực sự được biểu hiện và thực thi trong đời sống. Như vậy, theo Bác việc giáo dục phải coi trọng cả tài lẫn đức trong đó phải coi đức là gốc, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Trong nội dung giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng: “cần, kiệm, liêm, chính là cái nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc”. Bên cạnh đó, Bác còn chỉ dạy mọi người phải ra sức chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Theo người, giáo dục đạo đức cách mạng không có nghĩa là phá bỏ tất cả những tư tưởng cũ mà chỉ có cái gì cũ kỹ, lạc hậu gây tác hại xấu đối với sự nghiệp cách mạng thì phải phê phán, cải tạo, phá bỏ, còn những cái gì là tiến bộ, hợp lý thì phải tiếp thu, kế thừa một cách triệt để. Vì thế, mọi người cần phải được giáo dục tư tưởng, đạo đức thường xuyên và đó là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục.
      Ba là, giáo dục văn hóa, trình độ chuyên môn và tinh thần yêu lao động
         Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vị trí, tầm quan trọng và vai trò của văn hóa. Văn hoá là do con người sáng tạo ra nhưng khi được hình thành nó sẽ đi vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần nuôi dưỡng, chi phối lề lối, thói quen, phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong sự phát trển xã hội. Cho nên, việc đào tạo con người xã hội chủ nghĩa phải được thực hiện trên cơ sở nền tảng của một nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Đó là nền văn hóa được xây dựng trên cơ sở ế thừa những giá trị của nền văn hóa truyền thống cũng như tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là nền văn hóa lấy con người làm trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, tất cả vì con người và do con người. Vì vậy, giáo dục nâng cao trình độ văn hóa cho mọi người, góp phần to lớn vào việc hình thành và xây dựng nền văn hóa mới là hết sức cần thiết. Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa trong nội dung giáo dục, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức khoa học cho mọi người. Vì “khoa học là tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột và đấu tranh giữa con người với thiên nhiên”. Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, cho nên mọi người, mọi ngành đều phải tham gia công tác khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra nhiều của cải vật chất, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
         Trong nội dung tư tưởng giáo dục, đào tạo con người mới, Hồ Chí Minh không chỉ chú ý đến việc giáo dục tinh thần yêu nước, phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa mà Người còn rất chú trọng đến việc giáo dục cho mọi người tinh thần yêu lao động, quý trọng lao động, xem lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Mỗi người phải tùy theo khả năng, sức lực của mình mà tự nguyện, tự giác tham gia lao động, góp phần xây dựng nước nhà. Người nêu rõ: “Người lao động trí óc muốn là người hoàn toàn phải có lao động chân tay, người lao động chân tay muốn là người hoàn toàn phải biết lao động trí óc” . Người kêu gọi: “Mỗi người chúng ta phải nhận rõ: Lao động - lao động chân tay và lao động trí óc - đều là vẻ vang, đáng quý. Chúng ta phải chống tư tưởng xem khinh lao động” . Từ quan niệm đó, Bác chủ trương phải cải tạo nền giáo dục: Giáo dục bây giờ không phải như giáo dục thời trước, mà “giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế” . Trong bài “Học hay, cày giỏi”, Bác khẳng định chủ trương của Bộ Giáo dục lúc bấy giờ là: “Đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục lao động trong nhà trường là một khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ đã có những kiến thức khoa học lại có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, những thói quen lao động, sẵn sàng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Bác cũng rất coi trọng việc nhắc nhở thế hệ trẻ phải tiết kiệm, thực hiện cần cù và tiết kiệm, cần cù đi với tiết kiệm.
        Bốn là, giáo dục sức khỏe và mỹ thuật
        Nếu đạo đức, tư tưởng, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, tinh thần yêu lao động, làm chủ sản xuất là tài sản tinh thần quý báu của mỗi con người thì sức khỏe là tiền đề quan trọng quyết định làm ra tài sản đó. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn giữ gìn sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục, thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục, thể thao rộng khắp” . Ngay từ những ngày đầu xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Bác đã khẳng định: “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi người dân yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe” . Vì thế, các cháu ra sức học tập, siêng tập thể dục cho mình mẩy nở nang. Cho nên “ngành giáo dục và các ngành, các đoàn thể cần phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục các cháu càng ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ” . Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến việc giáo dục sức khỏe, rèn luyện về thể chất mà còn chú ý nâng cao trình độ thưởng thức thẩm mỹ cho mọi người. Bác giải thích: “Mỹ dục: để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp”, “chữ mỹ nghĩa là tốt đẹp, Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân” . Như vậy, giáo dục thẫm mỹ, thực hiện điều thiện và giáo dục phục vụ lợi ích của nhân dân là tốt đẹp. Cái tốt, cái đẹp, cái thiện cần phải được trau dồi, nuôi dưỡng và thể hiện nó trong cuộc sống. Tuy vậy, bác cũng cho rằng, trong xã hội thiện và ác luôn tồn tại đan xen nhau, luôn đấu tranh gay gắt với nhau. Cuộc đấu tranh ấy phải trường kỳ, gian khổ nhưng cái ác nhất định sẽ bại và cái thiện nhất định sẽ thắng. Hơn nữa, trong mỗi con người cũng luôn tồn tại song song cả thiện và ác, vì thế cần ra sức học tập, cải tạo và rèn luyện để cái ác trong mỗi chúng ta ngày càng bớt đi và cái thiện thì ngày càng tăng lên. Một xã hội mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là xã hội mà ở đó con người không chỉ được thỏa mãn nhu cầu về vật chất mà còn phải được thưởng thức về mặt tinh thần. Đó là nhu cầu được yêu thương, hướng thiện, nhu cầu về khám phá, thưởng thức cá đẹp của nghệ thuật và của cuộc sống. Vì thế, Hồ Chí Minh quan niệm mỗi con ngưởi cần phải được bồi dưỡng tinh thần về cái đẹp, cái nghệ thuật. Hơn nữa, muốn hoàn thành nhiệm vụ được tốt thì chúng ta cũng cần phải được học tập, phải được trau dồi tư tưởng, trau dồi nghệ thuật. Và do đó, Hồ Chí Minh cho rằng trong cuộc sống cái gì tốt phải phổ biến, đề cao, cái gì xấu thì phải bảo nhau tránh.

NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Trường Tiểu học Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học