Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 72


Hôm nayHôm nay : 6938

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 383085

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22538513

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Hôm nay Việt Nam đón siêu nguyệt thực

Thứ hai - 04/06/2012 16:04
Hôm nay Việt Nam đón siêu nguyệt thực

Hôm nay Việt Nam đón siêu nguyệt thực

Chiều tối nay, người dân các nước trên thế giới và Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát siêu nguyệt thực, bởi nguyệt thực một phần lần này trùng thời điểm với siêu trăng.
Nguyệt thực một phần. Ảnh: Space.com.

Theo Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC), cực đại của nguyệt thực hôm nay diễn ra vào lúc 18h03 theo giờ Việt Nam.

"Lúc đó, 37% bề mặt mặt trăng sẽ bị che phủ. Thời điểm bắt đầu nguyệt thực là lúc 17h, khi mà trăng vẫn còn nằm dưới đường chân trời", Tuấn Duy nói.

Tuy nhiên, Đặng Tuấn Duy cho biết, do điều kiện không thuận lợi, nên người quan sát Việt Nam bỏ lỡ thời điểm bắt đầu của pha nhật thực, phải đến khoảng 13 phút sau pha cực đại lúc 18h03, mặt trăng mới nhô khỏi đường chân trời đối với TP HCM. Còn ở Hà Nội, người xem phải phải chờ đến 18h38 mới quan sát được hiện tượng này. Nguyệt thực kết thúc lúc 19h06.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vị trí thẳng hàng với trái đất và mặt trời nên bị che khuất bởi bóng của trái đất.

Hiện tượng nguyệt thực hôm nay xảy ra vào thời điểm mặt trăng tiến đến gần trái đất nhất trên quỹ đạo, vì thế nó được gọi là . Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ thấy siêu nguyệt thực trước bình minh. Còn người dân ở Australia, một số vùng ở Đông Á và các đảo trong Thái Bình Dương quan sát nguyệt thực sau khi mặt trời lặn.

Mark Hammergren - một nhà khoa học của Trung tâm Thiên văn Adler tại thành phố Chicago, Mỹ - khẳng định nguyệt thực trùng với siêu trăng là hiện tượng rất hiếm. "Siêu nguyệt thực chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian từ 10 tới 12 năm", ông nói.

Sau hiện tượng này, ngày 6/6, một hiện tượng thiên văn được trông đợi nhất trong năm là sao Kim đi qua mặt trời. Phải đợi 105 năm, hiện tượng này mới lặp lại lần nữa. Hiện tượng này sẽ kéo dài trong 6h40 và mọi nơi trên thế giới đều có thể quan sát.

Hương Thu
 

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học