Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 100

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 99


Hôm nayHôm nay : 4765

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 229255

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21980430

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

VẬN ĐỘNG NGƯỜI LỚN THAM GIA HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

Thứ ba - 20/11/2018 15:35
GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam: Việc học tập suốt đời của người lớn là một yêu cầu bức thiết của nền sản xuất hiện đại
Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Phước Thái

Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Phước Thái

      1. Khái niệm “NGƯỜI LỚN” trong việc tổ chức học tập suốt đời theo yêu cầu của xã hội học tập Xã hội học tập bao gồm 2 hệ thống giáo dục song hành hoạt động, gắn kết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việc học tập bám sát cuộc sống của từng người dân: Hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục. Hệ thống giáo dục ban đầu dành cho thế hệ trẻ là chủ yếu, học tập dưới hình thức giáo dục chính quy theo các bậc học từ mẫu giáo tới đại học. Những người học tại các trường lớp của hệ thống này dù ở độ tuổi 30 hay 40 vẫn là người học theo chương trình của thế hệ trẻ, về tuổi đời họ là người lớn tuổi, về hình thức học, họ theo cách học và chương trình học của học sinh, sinh viên, không phải là chương trình dành cho người lớn tuổi – những lao động và những người đã hoàn thành nghĩa vụ lao động. Hệ thống giáo dục tiếp tục được tổ chức dưới hình thức học tập không chính quy, học viên đã qua vòng giáo dục ban đầu hoặc không có cơ hội học tại hệ thống giáo dục ban đầu. Có học viên chưa đầy 18 tuổi nhưng học tập trong hệ thống giáo dục tiếp tục nên được coi là người lớn với cái nghĩa là “người học theo chương trình dành cho người lớn”.

Kết quả hình ảnh cho Phạm Tất Dong
GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch,
 Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam
Phát biểu tại hội nghị tập huấn của Hội khuyến học Hà Nội
      2. Cơ cấu học viên tại Trung tâm học tập cộng đồng Trên thực tế, những học viên của Trung tâm học tập cộng đồng thường là: - Những nông dân trong xã, những người lao động tự do, không trong khu vực chính thức, gắn với công việc của mình với cộng đồng cấp xã, những học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông không đi học tiếp, ở lại gia đình để làm nghề, những cán bộ đã về hưu và những người già cả xuất thân từ lao động nông nghiệp, lao động thủ công, buôn bán nhỏ v.v... - Nhu vầu học tập của họ rất đa dạng: • Họ học tập để quán triệt các chủ trương, chính sách hiện hành. Nội dung này thường do chính quyền hoặc các tổ chức Đảng, hoặc đoàn thể đề xuất. Hầu hết những người dân trên địa bàn cấp xã đều phải tham gia các buổi học với nội dung này. • Những nông dân lao động thường theo học các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tìm hiểu các kỹ thuật và công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, hải sản, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm... • Những người lao động khác, thường chú ý và tham gia các chương trình tăng thu nhập, đáp ứng sở thích cá nhân. • Người đã qua tuổi lao động, người già cả thường quan tâm đến chương trình bảo vệ sức khỏe, thể dục dưỡng sinh, sử dụng thực phẩm chức năng, an toàn thuốc chữa bệnh, vệ sinh phòng bệnh, vui chơi giải trí. Mặt khác, nhiều người cao tuổi còn muốn phát huy những năng lực đang tiềm ẩn thông qua việc học tập.
      3. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của việc vận động người lớn học tập suốt đời Học tập suốt đời của người lớn trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển nhân lực của đất nước. Chúng ta có thể thấy rõ bối cảnh kinh tế - xã hội của sự nghiệp này như sau: Một là, sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước đang ở giai đoạn cuối. Mô hình nước Việt nam công nghiệp mang tính hiện đại, không giống như mô hình nước công nghiệp ở nhiều nước đã cách chúng ta nhiều chục năm. Tính chất và đặc trưng của kinh tế công nghiệp hiện đại trong điều kiện trào lưu toàn cầu hóa với hướng tiếp cận kinh tế tri thức đã tạo ra phong cách lao động, nhịp sống xã hội, lối sống của con người với những đặc trưng mới. Mô hình công dân trong xã hội công nghiệp hiện đại có nhiều nét khác so với mô hình công dân công nghiệp của xã hội công nghiệp hóa cổ điển. Hai là, nền kinh tế tri thức lấy việc sản xuất ra tri thức mới, thể hiện ở những công nghệ mới, kỹ thuật mới, những bằng sáng chế, phát minh... như những hàng hóa chủ đạo, mang lại giá trị gia tăng cao. Để sản xuất ra những tri thức mới, việc đào tạo con người phải nhằm vào việc tri thức hóa, tức là tạo ra những lao động tri thức. Chỉ có học suốt đời mới trở thành lao động tri thức. Ba là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một cuộc đổi mới căn bản về phương pháp sản xuất trên cơ sở gắn kết các công nghệ, tạo nên những xí nghiệp thông minh, nền sản xuất thông minh. Để tiếp cận với những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp này, người lao động chỉ có một con đường là học tập, cố gắng có được những học vấn đại học cần cho công việc của mình, biết sử dụng các công nghệ được trang bị mới tại các cơ sở sản xuất. Trung tâm học tập cộng đồng cần giúp người học cập nhật những thông tin và tri thức về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tìm hiểu và làm quen với những công nghệ sản xuất được nhập vào địa phương, biết sử dụng máy tính bàn, máy tính bảng hay điện thoại thông minh để truy cập những vấn đề trong chương trình học tập của trung tâm v.v... Bốn là, nước ta sắp qua giai đoạn dân số vàng. Sự già hóa dân số đòi hỏi phải giúp cho người về hưu, người cao tuổi có sức khỏe, có thêm tri thức hoặc có thêm việc làm để làm giảm áp lực về tài chính đối với gia đình và xã hội. Chương trình về dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe, an sinh xã hội, tăng thu nhập của Trung tâm là hết sức cần thiết đối với đối tượng này. II. Những công việc mà các cấp Hội cần xúc tiến 1. Trước hết, Trung ương Hội và các Hội địa phương cần tăng cường công tác thông tin – tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về việc học tập suốt đời của người lớn, ý nghĩa của việc xây dựng và bồi dưỡng nhân lực tại chỗ vì sự phát triển bền vững của cộng đồng và vai trò, vị trí, chức năng của Trung tâm học tập cộng đồng trước bối cảnh phát triển kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 2. Thúc đẩy việc học tập của từng cá nhân trong cuộc vận động xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập theo Quyết định 281/QĐ-TTg và phát triển các cộng đồng học tập cấp xã theo Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT. Tuyên truyền rộng rãi về mô hình công dân học tập mà Chính phủ sẽ ban hành để nhanh chóng triển khai mô hình này khi đã được chính thức hóa. 3. Hội Khuyến học các cấp phối hợp với các tổ chức của ngành giáo dục cùng cấp xúc tiến việc tăng cường hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng có hiệu quả việc học tập của nhân dân, tìm kiếm những mô hình Trung tâm học tập cộng đồng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
      4. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có đề án xây dựng các đơn vị học tập ở các cấp hành chính huyện, tỉnh và Trung ương. Dự kiến đầu năm 2019 sẽ chính thức hóa Bộ tiêu chí đánh giá các đơn vị học tập. Sau khi các Bộ tiêu chí này được ban hành, các cấp Hội cần tham mưu với cấp ủy thực hiện kết luận của Ban Tuyên giáo Trung ương trong văn bản Tổng kết 10 năm triển khai Chỉ thị 11-CT/TW: “Đảng viên phải là công dân học tập, gia đình đảng viên phải là gia đình học tập, chi bộ Đảng phải là đơn vị học tập. Trên cơ sở đó, toàn Hội sẽ đẩy mạnh việc xây dựng công dân học tập trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập. 5. Đưa chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 971/QĐ-TTg vào kế hoạch hàng năm và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại về nghề thành một kế hoạch học tập suốt đời của mỗi người dân ở cộng đồng. 6. Các trung tâm học tập cộng đồng sẽ phải đổi mới và hoàn thiện phương thức hoạt động như một tổ chức giáo dục mở, từ đó, tháo bỏ dần các rào cản đối với người học để ai cũng học tập suốt đời như một quyền lợi và một nghĩa vụ đối với xã hội.

PHAN LẠC SẮC Giới thiệu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học