Phường Bách khoa ở trung tâm của quận Hai Bà Trưng vói số nhân khẩu trên dưới 15.000 người. Trong đó khoảng 1/3 nhân khẩu là sinh viên đại học, nhiều nhất là Đại học Bách Khoa. Số lượng sinh viên này biến đổi theo từng năm.
Phường Bách Khoa cư dân đa phần là cán bộ công nhân viên chức nhà nước và con em của họ ở các trường đại học Bách Khoa – Đại học Xây dựng –Đại học mở… hiểu biết về pháp luật, có trình độ dân trí cao sinh hoạt theo đơn vị công tác, không sống theo dòng họ, là người từ bốn phương tụ hội về, nhiều người là giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, giảng viên đại học… Có cuộc sống ổn định bằng tiền lương. Nhân dân phường Bách khoa nhìn chung là cộng đồng dân cư sống có văn hóa, hiểu rất rõ giá trị của kiến thức Khoa học-Kĩ thuật, An ninh-Chính trị… ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống thường nhật. Việc học được người dân hết sức coi trọng, học với mọi người là điều tất yếu, không còn là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi quyền được hiểu biết, được đóng góp,… Nhà nhà, người người đều học không kể giới tính, tuổi tác, hoàn cảnh – ở Phường Bách Khoa không có người mù chữ, không có học sinh lưu ban hay bỏ học, trẻ em đến tuổi tới trường đều được đi học. Phường Bách Khoa từ lâu đã đạt chuẩn xóa mù vì làm gì có người mù chữ mà phải xóa. Với trẻ em, người khuyết tật lại được quan tâm đặc biệt ngay từ trong gia đình, tổ dân phố.
Người dân Bách Khoa luôn tự chăm lo đến sự học của mọi thành viên trong gia đình. Đây là một thuận lợi lớn cho công tác khuyến học mà không phải nơi nào cũng có. Song do tính chất công việc, mỗi người một ngành, một nghề, một bộ môn chuyên sâu… Mà quỹ thời gian chỉ có 24 giờ một ngày, nên không ít gia đình sống khép kín, không có nhu cầu và thói quen chia sẻ vì sợ mất thời gian… Nên sự học chỉ bó gọn trong phạm vi hẹp; do chưa nhận ra được tác dụng lớn lao của việc cùng chia sẻ trau dồi kiến thúc với nhau thì trí tuệ mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội “tôi nghe anh nói tôi sẽ giỏi lên còn anh không phải vì thế mà dốt đi và ngược lại, anh nghe tôi nói…”. Chúng ta bổ sung kiến thúc cho nhau, chúng ta sẽ cùng giỏi, chúng ta thực hiện học suốt đời, học thuường xuyên, học liên tục để tăng năng suất, làm tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng về văn hóa, bảo vệ được môi trường đặc biệt học để có điều kiện giao tiếp-kết nối.
KH-KT-Xây dựng XHHT là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển giáo dục. Sự nghiệp này, Đảng và nhà nước đã giao trọng trách cho Hội Khuyến học (KH) giữ vai trò nòng cốt tập hợp sức mạnh của mọi tổ chức, đoàn thể, cá nhân… thành sức mạnh to lớn của cả đất nước… Muốn vậy Hội KH trước tiên phải tuyên truyền, củng cố bằng được tổ chức của Hội: mỗi hội viên không những phải giỏi thực hiện mà còn phải biết vận động để mọi người rõ tác dụng của học suốt đời, học thường xuyên… Sự học khi đã lan tỏa thành phong trào thì việc xây dựng XHHT sẽ không mấy khó khăn khi thực hiện. Việc này hơn ai hết những cán bộ KH ở phường Bách Khoa (PBK) luôn trăn trở: nhiều cuộc họp đã được đem ra bàn, thảo luận sôi nổi trong ban chấp hành (BCH) nhất là sau Đại hội KH lần thứ III của phường và đã đi đến thống nhất:
phải làm tốt công tác dân vận. Không những chỉ dân vận với người dân mà còn phải tác động đến tất cả các đoàn thể trong cả hệ thống chính trị của phường; đặc biệt phải tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng ủy (công tác KH-KT là công tác thường xuyên, liên tục của các chi bộ Đảng). Sự tạo điều kiện thuận lợi cho hội KH của UBND phường. Sự phối hợp với các tổ chức chính quyền đoàn thể ở địa bàn dân cư. Thì với tiềm năng sẵn có của PBK công tác KH-KT nhất định sẽ thành công rực rỡ.
Xác định được hướng đi, biện pháp cụ thể của công tác KH ở PBK. Đặc biệt bộ phận thường trực BCH đã đi đến quyết định:
- PBK có 14 địa bàn dân cư thì phải có 14 chi hội KH với 31 tổ KH ứng với 31 tổ dân phố
-PBK có 3 trường học TH Lê Văn Tám, mẫu giáo, mầm non cũng phải có 3 ban khuyến học (3 chi hội)
Như vậy hội KH PBK có 17 chi hội trực thuộc chịu sự chỉ đạo của hội KH quận Hai Bà Trưng; nhận sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ PBK được UBND phường tạp điều kiện hoạt động để phong trào KH-KT, Xây dựng XHHT ở phường BK thành công.
BCH hội KH đã đề nghị với quận hội KH Hai Bà Trưng và Đảng ủy phường cho củng cố lại BCH hội vì một số thành viên BCH với nhiều lí do đã không tham gia công tác của hội.
Được BCH hội KH quận đồng ý- Đảng ủy phường nhất trí tán thành thường trực hội củng cố lại BCH hội KH PBK để hoạt động bắt kịp với phong trào KH của các phường trên địa bàn thuộc quận Hai Bà Trưng . Mỗi thành viên trong thường trực hội đã giải thích, tuyên truyền, vận dộng những cán bộ có năng lực nhiêt tình với công tác đưa vào BCH ngay trong đại hội đại biểu KH lần thứ III của PBK. Đại hội KH PBK đã thành công tốt đẹp. BCH hội KH PBK có 25 thành viên gồm các chi hội trưởng của 17 chi hội và các thành viên đại diện cho các đoàn thể chính trị, xã hội của phường.
Như vậy để nhận dược sự lãnh đạo thường xuyên, cụ thể của đảng ủy ngoài bộ phận thường trực của hội thì trong BCH các chi hội nhất thiết phải có một cấp ủy viên của chi bộ khu dân cư. Để có sự phối hợp hoạt động KH trong các bộ phận tổ chức đoàn thể thì ở BCH hội đã có những đại diện thay mặt, có nhiệm vụ đem thông tin hai chiều về hoạt động KH đến với từng bộ phân, tổ chức mà các nhân chịu trọng trách trong công tác KH-KT, xây dựng XHHT của phường. Bộ phận thường trực của BCH phải thật năng động có trách nhiệm để nắm bắt,chỉ đạo kịp thời công tác KH-KT ở phường sao cho có hiệu quả
Tổ chức nhân sự phù hợp đã có, song điều kiện thực hiện không phải mọi nơi, mọi địa bàn có kết quả như ý muốn do hạn chế về năng lực. Cán bộ nhiệt tình song chưa có biện pháp thích hợp, đặc điểm của mỗi địa bàn lại không giống nhau nên kết quả công tác KH ở các chi hội không đồng đều: có chi hội hoạt động rất nề nếp như chi hội 7, 6,… song có chi hội lại rất yếu – người dân không thích tham gia công tác, cho là mất thời gian, vô bổ. Đối với những địa bàn như vậy thường trực hội phải trực tiếp vào cuộc: phải họp với ban chấp hành chi hội nghe, nắm bắt trực tiếp tình hình, phân tích cụ thể tìm ra nguyên nhân lỗi ở bộ phận nào, nếu lỗi do cán bộ chi hội thì phải động viên tổ chức trao đổi với các địa bàn dân cư có hoàn cảnh tương tự để cán bộ chị hội trực tiếp trao đổi kinh nghiệm với nhau để khắc phục. Nếu lôi do chủ quan do cấp ủy – ban công tác mặt trận… chưa quan tâm thì thường trực phải gặp cấp ủy, ban công tác mặt trận cùng gỡ rối, nhiều khi chỉ do một lí do hết sức đơn giản: chi hội trưởng chuyển nơi ở mới, cấp ủy chưa tìm được người thay hoặc người thay không nhiệt tình làm qua loa hoặc tệ hơn: bỏ mặc. Hoặc một lí do trầm trọng: quan niệm sai ngay từ những người đứng đầu trọng cấp ủy dẫn tới những quan niệm không đúng của người dân trên địa bàn khuyến học – sự học là của từng gia đình không ai, không đoàn thể nào phải lo. Khuyến học ở đâu chứ gia đình tôi không cần. Các vị thiếu tiền thì tôi ủng hộ (cho) nhưng tôi không vào hội, thời gian đó để tôi làm việc khác có ích cho gia điình, cho bản thân tôi hơn…
Tình trạng này tuy không phổ biến song cũng không hiếm gặp ở PBK. Lỗi đầu tiên là ở người làm công tác tuyên truyền hiểu biết chưa sâu sắc, ngại va chạm.
Với thực trạng ở những nơi như vậy thì phải viện đến những đồng chí làm công tác Đảng, sau nữa đến bè bạn do nể nhau sẽ làm. Đã làm sẽ thấy vui, thấy đúng, sẽ tự nguyện tham gia… Nên vai trò và uy tín của cán bộ đi vận động là rất quan trọng, mang tính chất quyết định 50/50. Rất may ở PBK ý thức tổ chức và kỉ luật cao: không muốn, song do ý thức tổ chức do danh dự… thì làm. Nếu nơi đó làm tốt sẽ tự nguyện và vận động bạn bè, bà con cùng tham gia rồi sẽ thành phong trào.
“ Làm khuyến học ngoài uy tín, năng lực và cả tiềm lực thì hơn hết phải có một trái tim nhân hậu, một tấm long vị tha, một bầu nhiệt huyết và đặc biệt phải có một tấm lòng hy sinh vì người khác” Đơn cử một vài trường hợp hội khuyến học chúng tôi đã thành công
Địa bàn dân cư số 4Chi hội KH ở đây đã thành lập từ năm 2008 do chủ trương của đảng ủy tác động đến chi bộ mà địa bàn có chi hội khuyến học. Chi hội chỉ có 8, 10, 12 hội viên. Số lượng 12 hội viên tồn tại trong nhiều năm. Chi hội trưởng nhiệt tình, tuổi ngoài 80 không ở trực tiếp trên địa bàn, việc nắm tình hình sẽ không kịp thời. Tuổi cao nên phản úng chậm. với chi hội trưởng như vậy, thử hỏi làm sao công tác có kết quả cao?
Để củng cố, thường trực hội gặp cấp ủy phân tích rõ nguyên nhân vì sao nhiều năm công tác hội ở địa bàn không tiến bộ. Cấp ủy cùng cán bộ chủ chốt ở khu dân cư phải ngay lập tức tìm người đảm nghiệm trọng trách chi hội trưởng khuyến học ở địa bàn và họ đã tìm được: chị Đỗ Thị Thu Nga khi nhận nhiệm vụ chị chưa nghỉ hưu là thành viên chủ chốt của một doanh nghiệp, nhiệt tình, sáng tạo, có uy tín trong địa bàn dân cư. Có tác phong làm việc khoa học. nhờ sự lãnh đạo lịp thời của chi bộ, nhờ chọn được cán bộ chủ chốt đủ năng lực, lại nhiệt tình. Chi hội KH của địa bàn 4 đã tiến những bước dài và còn tiến xa hơn.
Địa bàn dân cư số 3 :
Nhiều năm chi hội trưởng không thu được hội phí toàn phaỉ ứng tiền cá nhân để đóng cho cả chi hội. Bí thư giai đoạn đó cũng đành bó tay. Rất may nhiệm kì này chi bộ chọn được bí thư là một “anh bộ đội” làm công tác trong hội cựu chiến binh với sự nhanh nhạy nắm bắt tình hình địa bàn, phát hiện ngay điểm yếu của KDC về công tác khuyến học đã phối hợp với thường trực hội KH chọn được một bác sĩ mới tốt nghiệp đại học với sự hăng hái nhiệt tình, trách nhiệm của tuổi trẻ anh đã sẵn sàng nhận trọng trách chi hội trưởng khuyến học. Lúc này anh mới tròn 30 tuổi. Lần đầu tiên PBK có một cán bộ KH trẻ đến vậy. Đến nay anh đã là một bác sĩ Đông y ở một bệnh viện cao cấp có uy tín của nhà nước: Bác sĩ Đỗ Đức Bảo của bệnh viện Hữu Nghị. Anh vẫn làm chi hội trưởng chi hội KH của địa bàn dân cư số 3: nhiệt tình năng nổ khéo làm công tác dân vận. Anh dân vận khéo ngay chính trong gia đình, anh nhờ mẹ thay anh làm công tác khuyến học của địa bàn khi anh bận việc ở bệnh viện. Khi anh bận công tác ở cơ quan, đã có đồng chi bí thư Hiểu hoặc “đồng chí mẹ” thay làm cầu nối giữa địa bàn dân cư với BCH hội KH phường bởi thế thông tin không bao giờ gián đoạn; công tác khuyến học ở địa bàn vì thế luôn phát triển.
Thường trực hội chúng tôi lấy hai ví dụ rất thật, thật 100% để mọi người thấy rõ: không phải ở địa bàn chỉ những người về hưu mới làm công tác xã hội ở địa phương nơi cư trú, nếu biết dân vận khéo, tìm đúng người giao đúng việc thì ở vị trí nào cũng chọn được cán bộ tốt làm công tác vận động quần chúng để phong trào phát triển.
Đảng bộ PBK rất coi trọng công tác của cả hệ thống chinh trị. Cuối mỗi tháng đều tổ chức giao ban định kì mở rộng tới các thành viên không nằm trong đảng ủy: chủ tịch các hội đoàn thể đều có mặt, nghe báo cáo của Đảng ủy về việc đã làm, sẽ làm trong các tháng liên tiếp, được tự do trình bày công tác của hội mình và được các hội bạn cũng như các bộ phận góp ý để làm tốt hơn. Hội KH cũng thường xuyên tranh thủ trình bày, tuyên truyền cho công tác khuyến học, xin được phối hợp, được giúp đỡ của các hội đoàn thể khác để công tác KH-KT xây dựng XHHT đúng là công việc của toàn Đảng, toàn dân.
Thật vậy, nhờ làm tốt công tác dân vận mà hội KH PBK chúng tôi đã phần nào dần phát huy được ưu điểm “sự học được coi trọng”, hạn chế được khuyết điểm “sự học còn bó gọn trong từng gia đình” để hy vọng công tác KH-KT xây dựng XHHT ở PBK nhất định thành công rực rỡ.
NGUYỄN LAN DUYÊN
111 K9 BÁCH KHOA
Đơn vị công tác: Hội khuyến học Phường Bách Khoa
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền