Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 60

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 16639

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 354577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22105752

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

GIA ĐÌNH ÔNG PHẠM QUANG CHƯƠNG TỔ 30 PHƯỜNG NGHĨA TÂN

Thứ hai - 10/08/2015 15:12
Thời Pháp thuộc, may mắn lắm thì 1 phủ hay 1 huyện mới có 1 trường tiểu học. Nói như thế để thấy rằng có phủ, có huyện vẫn không có trường tiểu học.
GIA ĐÌNH ÔNG PHẠM QUANG CHƯƠNG TỔ 30, PHƯỜNG NGHĨA TÂN, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

GIA ĐÌNH ÔNG PHẠM QUANG CHƯƠNG TỔ 30, PHƯỜNG NGHĨA TÂN, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

Nhưng riêng làng tôi lại có 1 trường tiểu học ngay tại làng. Làng tôi vốn là làng hiếu học. Lúc đầu trường do dân làng xây dựng cho con em trong làng nhưng sau đó trường đã xin được vào hệ thống tiểu học của chính quyền Pháp và gọi là trường kiêm bị. Nhờ có trường học ngay tại làng nên tuy khó khăn về kinh tế và sức khỏe, lúc nhỏ tôi cũng được đi học. Học hết tiểu học tôi vào bộ đội và được giáo dục tinh thần yêu nước và yêu CNXH. Lúc đó tôi nghĩ rằng CNXH là phải giàu có hơn CNTB, muốn thế mọi người dân phải nâng cao kiến thức của mình. Có trí thức mới có nhiều sáng tạo, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội, do đó tôi rất ham học. Vì trong bộ đội qua nhiều đơn vị khác nhau nhưng qua những khoảng cách và thời gian khác nhau, tôi đã dần tự học hết chương trình cấp 2, cấp 3, nhờ đó tôi được gọi về học lớp bác sĩ. Ngoài tự học văn hóa, tôi còn tự học ngoại ngữ. Nhờ có thời gian công tác ở trường Lục Quân Việt Nam (lúc đó đóng quân ở TQ), tôi đã tự học tiếng TQ. Sau đó qua sách TQ, tôi đã tự học tiếng Nga. Sau gần 10 năm tại chiến trường miền Nam, tôi về công tác tại Học Viện Quân Y tôi lại tự học tiếng Anh và có bằng đại học tiếng Anh. Ngoài việc tự học, tôi thấy có trách nhiệm và thường quan tâm giúp đỡ người khác nâng trình độ văn hóa. Năm 1958, thời gian công tác ở Điện Biên, tôi cùng đồng chí viện trưởng mở lớp văn hóa cấp 3 cho các y tá, tôi nhớ tôi đã dạy toán và dù rằng tiếng Nga tôi chưa biết nhiều nhưng tôi cũng đã dạy cả tiếng Nga cho anh em.
        Tôi cũng xin kể 1 câu chuyện: khi hành quân vào miên Nam, cái mà người hành quân sợ nhất là mang nặng, cái bàn chải răng cũng phải cắt ngắn cho nhẹ bớt. Tất cả các tài liệu chuyên môn tôi mang theo đều phải cắt hết các lề trắng. Khi chuẩn bị hành quân, mọi người bảo nhau mua ít kim băng để trên đường hành quân có thể đổi lấy sắn chống đói. Dù sợ nặng tôi lại mua 1 hộp ngòi bút lá tre với ý nghĩ rằng chắc giống như chống Pháp ngày trước, tôi có thể giúp người dân biết chữ. Nhưng giữa rừng Trường Sơn, dân người dân tộc thưa thớt và bộ đội không sống chung với dân nên khi tôi ra Bắc thì các ngòi bút đã gỉ hết. Kể chuyện hộp ngòi bút gỉ cũng ngượng, nhưng đó là tâm hồn và trách nhiệm của con người. Gần đây nữa, Chữ Thập Đỏ quận Cầu Giấy có ý định giúp đỡ các cháu học sinh vùng cao tỉnh Tuyên Quang, tôi đã góp 13 triệu đồng để mua quần áo cặp sách cho các cháu.
        Về gia đình, tôi có 1 con trai và 1 con gái. Thời bao cấp khó khăn nhưng tôi vẫn lo cho các con học tốt. Tôi lại kể 1 câu chuyện: khi về hưu, gia đình tôi chuyển về Hà Nội. Con gái tôi thi vào lớp 5 chuyên toán trường Nghĩa Tân. Sau khi đọc kết quả thi, con gái tôi về nhà khóc và nói rằng con làm đúng mà sao chỉ được 2,5 điểm và không được vào trường. Thương con và không biết con làm bài thế nào, tôi lên phòng giáo dục huyện Từ Liêm hỏi, các đồng chí ở phòng giáo dục cũng rất tốt, các đồng chí ấy lấy sổ sách kiểm tra và cho biết con tôi được 5,5 điểm và tất nhiên là đã đỗ vào lớp. Thì ra số 5,5 trường Nghĩa Tân đã đọc nhầm là 2,5.
        Con trai tôi sau tốt nghiệp đại học thì 3 năm sau đã có bằng Thạc Sĩ. Con gái tôi tốt nghiệp BS Y Khoa Hà Nội, cháu tìm cách về công tác tại bệnh viện Việt Pháp để có tiền và dành tiền học thạc sĩ và cháu cũng đã tốt nghiệp. Con dâu tôi cũng đã tốt nghiệp thạc sĩ mấy năm gần đây.
        Có kiến thức và thực tiễn, con người mới có nhiều sáng tạo. Toàn dân đều nỗ lực nâng cao kiến thức của mình thì đất nước sẽ giàu có và rồi chúng ta cũng sẽ có được những người sáng tạo xuất chúng,.

                                                                        PHAN LẠC SẮC Giới thiệu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học