Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 8630

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 337052

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22088227

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Học Bổng-TàiTrợ-Du học-Tin tức

Nghị lực người phụ nữ tảo tần nuôi 3 con vào đại học

Thứ hai - 02/01/2012 20:38
Chúc mừng năm mới

Chúc mừng năm mới

(Dân trí) - Sau khi người chồng thân yêu đã qua đời vì một tai nạn lao động, chị Hồng chán nản, không tin vào cuộc sống. Nhưng nghĩ đến 3 đứa con đang theo đuổi ước mơ dang dở, chị lại gượng dậy sống và quyết tâm nuôi các con ăn học nên người.

Gian nhà nhỏ với một vài vật dụng đơn giản của chị Doãn Thị Hồng nằm ở thôn 6, xã Quảng Minh, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Nhắc đến chị Hồng thì ai trong thôn cũng biết bởi sự tảo tần, vất vả của người phụ nữ góa phụ nhưng vẫn nuôi con nên người với hàng trăm nghề mưu sinhBước sang tuổi 20, chị Doãn Thị Hồng (1962) lập gia đình với anh Nguyễn Huy Hà (1958), một người sống cùng xã. Lấy nhau với hai bàn tay trắng vì hoàn cảnh hai bên gia đình đều khó khăn. Anh Hà chăm chỉ đi làm thợ xây, đóng gạch, còn chị Hồng lăn lộn ngoài đồng với mấy sào ruộng. Cuộc sống khó khăn trăm bề nhưng vợ chồng luôn yêu thương, gắn bó bên nhau.Niềm hạnh phúc lớn được lên thiên chức làm cha, làm mẹ nhưng luôn bị cái đói đe dọa. “Sinh cô con gái đầu đói lắm, trong nhà không có một gạt gạo để ăn, phải xin anh em, hàng xóm mấy bò gạo về nấu cháo và có sữa cho con bú”, chị Hồng nhớ lại.Ra ở riêng với hai bàn tay trắng, 3 đứa con cũng đến tuổi đi học, khó khăn chồng chất khó khăn. Chị Hồng nói: “Lúc đó, vợ chồng tôi cùng chung quan điểm là dù khổ đến mấy cũng phải cho các con đến trường học cái chữ, học cách làm người để sau này kiếm cái nghề ổn định. Thế rồi tất cả các cháu đều được đến trường”.

 

Chị Hồng luôn  tự hào về các con
 
Cuộc sống tuy nghèo nhưng hạnh phúc và êm đềm, bất ngờ vào năm 2005, anh Hà đi làm thợ xây và bị tai nạn, rơi từ tầng 2 xuống đất. Vội vàng đưa lên viện, các bác sĩ cho biết anh bị đứt tủy,  gãy xương sống, liệt nửa người nên mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào vợ con.Hòan cảnh vốn đã khó khăn, túng bí, nay anh Hà bị bệnh nằm một chỗ, tiền thuốc thang, nguời chăm sóc, các con đang tuổi đến trường.. khiến cho gia đình chị Hồng rơi vào bế tắc về kinh tế. Vừa chăm sóc chồng, chị Hồng vừa lăn lộn với mấy sào ruộng ngoài đồng, vừa làm thuê đủ nghề để kiếm thêm 10.000 – 15.000 đồng về thuốc thang, tiền học hành cho các con.Rồi người chồng, người cha tội nghiệp của các con chị đã ra đi vào năm 2008, để lại nỗi đau, sự mất mát về tinh thần cho người phụ nữ tần tảo và 3 đứa con đang tuổi học hành. Vựơt qua nỗi đau và sự khó khăn, túng quẩn về kinh tế, chị Hồng vật lộn với cuộc sống kiếm tiền, mong muốn các con không bị đói và được theo đuổi uớc mơ của mình. Làm mùa xong, chị Hồng lăn lưng đi làm thuê như quét dọn nhà cửa, trông trẻ, bốc vác…, kiếm thêm dăm ba đồng về nuôi con.Chị Hồng nói: “Dù đói rách, dù phải ăn xin tôi cũng cho các con theo đuổi ước mơ của mình. Tôi đã không đựơc học hành tử tế nên các con phải được học hành, mong sao đời các con đỡ khổ hơn bố mẹ”.Với nghị lực phi thường của một người phụ nữ góa phụ và tình yêu thương dành cho con, chị Hồng đã vượt qua tất cả những khó khăn, gian truân để rồi nuôi 3 đứa con vào đại học. Các con của chị cũng không phụ lòng mẹ nuôi dưỡng.

 

Câu đối của người con trai Nguyễn Huy Hiệp tặng mẹ
 
Cô con  gái đầu Nguyễn Thị Huyền (1984) thi đậu vào khoa Sinh trường ĐHSP Huế. Là người chị nên Huyền luôn noi gương cho các em học hỏi. 12 năm học phổ thông Huyền đều đạt danh hiệu học sinh khá giỏi của trường. Khi Huyền học ra trường thì cũng là lúc bố bị bệnh nặng, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Huyền thương mẹ vất vả nên đã tự vào Tây Nguyên lập nghiệp, xin dạy một trường cấp 3 tại Gia Lai. Hiện tại Huyền đã lập gia đình và có cuộc sống ổn định.

 

Người con thứ hai Nguyễn Huy Hiệp (1986) của chị có năng khiếu vẽ rất đẹp, ước mơ của Hiệp là trở thành một họa sĩ. Hiệp đã thi đậu vào trường đại học Mỹ thuật Huế và trường CĐ sư phạm Hà Nội. Do gia đình khó khăn quá, bố đang bị bệnh, chị gái học đại học nên không xoay được tiền đi học, Hiệp phải ra Hà Nội học cao đẳng sư phạm cho đỡ tốn kém và không mất tiền học phí. Hiện nay, Hiệp đang học năm thứ 3 của trường ĐH mỹ thuật Hà Nội và đã lập gia đình.“Tuy cháu nó đã lập gia đình, nhưng đang còn đi học nên tôi phải lo cho cháu từng bò gạo, bộ quần áo và toàn bộ học phí. Biết con có năng khiếu mà không cho theo đuổi ước mơ của mình thì lòng tôi thấy ray dứt lắm. Thương mẹ vất vả, kiếm tiền khó nhọc nên hàng đêm Hiệp vẫn đi vẽ tranh vào buổi tối bán kiếm tiền”, chị Hồng tâm sự.Không thua kém các anh chị, cậu em út Nguyễn Huy Hạnh (1990) với 12 năm học phổ thông là học sinh giỏi của trường. Năm 2007, Hạnh thi đậu trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 26.5 điểm, nhưng học được 2 năm thì Hạnh nghỉ học vì bố bị tai nạn, hoàn cảnh gia đình túng bí, không có tiền cho em tiếp tục con đường học tập. Sau khi bố qua đời, Hạnh quyết tâm thi lại và đậu vào trường ĐH Bách khoa. Hiện tại đang học năm thứ 2 của trường.Cô Hồng nhớ lại : “Lúc đó khổ lắm, thương con ham học nhưng chẳng biết xoay đâu ra tiền để cho con đi học, trong khi cảnh nhà nông chỉ có nguồn thu nhập duy nhất từ vài sào ruộng nên đành nhắm mắt cho con tạm nghỉ học. Nay các cháu đã được theo đuổi đúng ước mơ của mình. Vât vả, nhưng tôi luôn động viên các con cố gắng học cho tốt”.

 

Gia đình chị Hồng nhiều năm liền được công nhận gia đình hiếu học
 
Hiện tại, chị Hồng đang nuôi hai người con trai học đại học, một tháng phải chu cấp từ 3 – 4 triệu đồng/tháng, nhưng nguồn thu nhập duy nhất là 2 sào ruộng, đi làm thuê, trông trẻ…Một ít đất vườn do ông bà để lại chị cũng phải bán để lấy tiền cho con đi học, vay ngân hang… số nợ hiện tại của chị lên mấy chục triệu đồng.Anh Cương, một người hang xóm nói: “Chúng tôi phục nghị lực chịu thương, chịu khó của chị Hồng. Một mình chị nuôi 3 đứa con ăn học đại học, trong khi thu nhập chính từ mấy sào ruộng. Chị xứng đáng là tấm gương người phụ nữ đảm đang trong thời kì mới”.Ở trong căn nhà ngói 2 gian cũ kĩ một mình, nhưng chị Hồng luôn thấy vui vì các con được học hành nên người. Món quà cho mẹ là những bằng khen, những bức họa nghệ thuật do cậu con trai thứ hai gửi tặng, hay những cuộc điện thoại hỏi thăm….Sự hi sinh, tần tảo của chị khiến bà con hàng xóm ai cũng nể phục. Gia đình chị được công nhận là gia đình hiếu học trong nhiều năm nay, bản than chị là chi hội viên tiêu biểu của Hội khuyến học cấp xã, huyện.Chia tay chúng tôi, chị Hồng chia sẻ: “Giờ tôi chỉ mong các con của mình nhanh ra trường và có công việc ổn định là tôi vui lắm rồi, để tôi kiếm tiền trả nợ ngân hàng”.

 

Lan Anh  

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học