Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 41


Hôm nayHôm nay : 9953

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 192052

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 26782155

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG DÂN HỌC TẬP Ở TÂY HỒ

Thứ tư - 28/12/2022 08:31
Bác Hồ luôn căn dặn nhân dân ta; “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc học tập của dân. QĐ số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030”, được ban hành, triển khai và thực hiện.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG DÂN HỌC TẬP Ở TÂY HỒ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG DÂN HỌC TẬP Ở TÂY HỒ

      Việc triển khai mô hình CDHT là sự kế tục và phát triển các mô hình học tập đã và đang được thực hiện trong giai đoạn từ 2016 đến nay, như là: Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập. Các mô hình học tập này đã được Hội Khuyến học quận Tây Hồ triển khai rất thành công và được UBND Quận, Hội khuyến học HN, H đánh giá cao trong dịp tổng kết 5 năm thực hiện đại trà QĐ 89/2012/TTg, QĐ 281/2014/TTg về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.
Trong quá trình triển khai, thực hiện 2 năm xây dựng mô hình “Công dân học tập”. Năm 2021 làm thí điểm 1 số cơ sở, năm 2022 triển khai trong toàn Quận, toàn thành phố gặp rất nhiều khó khăn, đã bộc lộ các thách thức mà các cán bộ khuyến học, nhất là cán bộ khuyến học ở cơ sở gặp phải. Cần nhìn nhận rõ và tìm giải pháp phù hợp vượt qua. Cụ thể:

      I. THỰC TRẠNG VƯỚNG MẮC:

  1. Văn bản chỉ đạo hướng dẫn của các cấp:
Các văn bản được ban hành tiếp tục tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng chung tay, góp sức tiếp tục xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Nhưng chưa song song đồng bộ như: phần mềm phải có để triển khai ngay năm 2021, một số nội dung hướng dẫn chưa cụ thể dẫn tới cấp xã, phường thực hiện vướng mắc (QĐ công nhận CDHT, CDHT trong cộng đồng, trong đơn vị; Minh chứng đánh giá cho điểm 6 trang/1 người tốn kém lãng phí, người đánh giá thấy khó chịu, người đi làm cũng khó chịu, người dân không muốn đọc v.v..). kiểm tra, xác nhận CDHT cho từng đối tượng công dân ở địa bàn dân cư, thì tài liệu in ấn về Bộ tiêu chí CDHT, Bản minh chứng gửi công dân tự đánh giá về bản thân mình - rất nhiều tài liệu, giấy tờ.
      2. Thực tế triển khai tại Chi hội khuyến học TDP về công dân học tập mới mẻ, phức tạp, có nhiều đối tượng, nhiều thành phần tham gia, tất cả cộng đồng dân cư phải thực hiện. Khi vận động công dân tham gia một số bác phản đối cho rằng thông tin SĐT, CCCD bây giờ gắn chip, kích hoạt rồi tiền trong tài khoản, ngân hàng mất khuyến học có chịu trách nhiệm không? “các bác ơi!  làm gì cho rườm rà, mệt lắm, các bác không làm chúng cháu cũng phải học để đáp ứng công việc”. Làm thế nào để mọi gia đình cùng tham gia, đó là trăn trở của những người yêu khuyến học?
      3. Về tập huấn: Quận hội đưa ra chương trình tập huấn rất hay, đối tượng tham gia tập huấn rất rộng từ lãnh đạo các phường, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng TDP, BCH Chi hội KH cơ sở từ TDP đến cơ quan, trường học nhằm giúp cho cán bộ Hội khuyến học các phường quán triệt, thống nhất phương pháp triển khai. Nhưng có những đơn vị tham gia ít, ko đầy đủ, giao phó hoàn toàn cho khuyến học. Nội dung tập huấn chưa đi vào thực tế, chủ yếu triển khai văn bản.
      4. Mục II Năng lực sử dụng các công cụ HT: Yêu cầu đạt ra đối với người trên 60 tuổi về hiểu biết ngoại ngữ, đọc sách, báo bằng thiết bị thông minh là quá cao. Vậy càng những năm về sau càng khó đạt chỉ tiêu “Công dân học tập đạt kỹ năng số”
      5. Lãnh đạo của cấp: Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số phường đảng ủy hàng tháng đã có Nghị quyết về công tác khuyến học, nhưng nhiều cơ sở coi việc khuyến học của Hội khuyến học làm tất.

      II. GIẢI PHÁP.  Giải quyết 5 thực trạng trên:

  1. Thực hiện các văn bản về CDHT.
1.1. Thiết kế thu gọn lại 1 số bảng biểu (Minh chứng đánh giá cho điểm. Năm 2023: 1gia đình 1 bản 2 trang vẫn đảm bảo đánh giá cho điểm; phiếu đăng ký CDHT và GĐHT lồng ghép chung theo Danh sách đăng ký GĐHT + CDHT
1.2. Kiện toàn hệ thống sổ sách theo dõi từ chi hội TDP, dòng họ, đơn vị: ông Đào Duy Trung nguyên Chủ tịch & ông Phương Ngọc Ánh Chủ tịch HKH Quận xây dựng hệ thống sổ sách thống nhất chung trong toàn quận, Yên Phụ vinh dự cùng tham gia. Sau khi thiết kế song các biểu về CDHT, thứ 7 ngày 17/12. 14 chi hội TDP đã thí điểm tổng hợp trên biểu mẫu để tìm ra điểm bất cập chỉnh sửa. Thực tế có 3 cột bất cập đến nay đã đc chỉnh sửa hoàn thiên.

  1. Vận động mọi gia đình cùng thực hiện
2.1. Lấy cán bộ, đảng viên làm nòng cốt đi đầu trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời theo tấm gương tự học của Bác Hồ. Tiếp tục tuyên truyền trên hệ thống Zalo, hệ thống truyền thanh, thành lập nhóm hỗ trợ CDHT gồm 5 người do bà Bùi Thị Hồng Ngọc Phó chủ tịch hội làm trưởng nhóm, bà Phạm Thị Hồng Hà, Bùi Thị Điểm, Nguyễn Thị Phương Thảo, Hà Thị Liên hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, trên Zalo, đến tận nhà, chi hội nào có vướng mắc đến giải quyết luôn.
2.2. Đề cao vai trò của gia đình, dòng họ, nhà trường trong việc giáo dục nhân cách con người, bởi vì đạo đức, nhân cách, sự liêm khiết là yếu tố gốc để xây dựng con người mới – xây dựng mô hình công dân học tập dựa trên sự giáo dục, tự nhận thức, tự giác ngộ để từ đó đánh thức lương tâm, danh dự, trách nhiệm công dân của mỗi con người.

  1. Tập huấn
3.1. Hướng dẫn thống kê, ghi chép hồ sơ các Chi hội TDP cho 108 chi hội trưởng.
          3.2. Tập huấn năm 2023 cần hướng dẫn các kỹ năng cụ thể thực tế cho các tổ chức, hội viên thực hiện việc xây dựng mô hình: “Công dân học tập”, “Dòng họ học tập”,“Tổ chức ngày hội ở Tổ dân phố, “Đơn vị học tập”,“Mở lớp dậy nghề truyền thống của địa phương cho người lao động”,“Nâng cao chất lượng hoạt động của TTHTCĐ”, “Xây dựng quỹ khuyến học”,“Tổ chức các lớp học cho hội viên khuyến học”...

  1. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin
4. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin theo yêu cầu công việc và vị trí đảm nhận nên linh hoạt cho những đối tượng là người cao tuổi, hoặc đã nghỉ hưu và người lao động phổ thông. Cần điều chỉnh cách lấy minh chứng nên đơn giản, dễ thực hiện. Tạo điều kiện cho việc đánh giá phù hợp với điều kiện của công dân.
  1. Sự quân tâm của các cấp
5. Rất mong cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện nhiều hơn nữa, nhất là vấn đề kinh phí làm cơ sở vật chất cho kết quả hoạt động.  
       Ngạn ngữ có câu: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.”. Rất mong các cấp lãnh đạo và Hội khuyến học sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi người dân với tinh thần:“Tham mưu tốt - Trách nhiệm cao - Liên kết rộng”.
 
PHẠM THỊ HỒNG HÀ
Chủ tịch HKH phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học