Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 109


Hôm nayHôm nay : 9545

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 348712

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25377969

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

TỪ TẤM GƯƠNG TỰ HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGHĨ VỀ TỰ HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thứ ba - 16/08/2022 08:49
Đặt vấn đề: Các quốc gia hiện đại đang tìm kiếm mô hình công dân học tập để xây dựng xã hội học tập. Việt Nam cũng đang làm việc này, tức là đi tìm một mẫu hình người học tập suốt đời phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mô hình như thế: cả đời tự học. Kinh nghiệm của Người là “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân..” Qua Bác ta hiểu thêm vầ vấn đề tự học và công dụng, ý nghĩa ra sao với bản thân và cộng đồng ở mức độ gần gũi và có thể làm được, nhân rộng được so với trước.
TỪ TẤM GƯƠNG TỰ HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGHĨ VỀ TỰ HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TỪ TẤM GƯƠNG TỰ HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGHĨ VỀ TỰ HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

I Bản chất của tự học.
  1. Khái niệm năng lực tự học: Trong xây dựng công dân học tập thì năng lực tự học đóng vai trò rất quan trọng, đặt nền móng cho việc học tập tạo ra khả năng và kết quả học tập của mỗi con người, nó tiềm tàng trong mỗi người, đó là (ví dụ kỹ năng đầu tiên của năng lực tự học): Kỹ năng đọc, cập nhật những thông tin và và tri thức trên sách báo, tivi, máy tính, điện thoại di động.
  2. Tự học được hiểu như thế nào ? Năng lực tự học là năng lực của người học thể hiện khả năng (theo Liên minh chấu Âu) thu nhận kiến thức và biết cách học. Mặt khác, muốn tự học là không được giấu dôt, không `để cho mình tự “thất học”: Nhiều người rất tâm đắc với câu nói của John Lubbock, [2]“Cái gì ta tự học được mới thực là của ta, hơn những cái người khác dạy cho ta”.  Thế giới học vấn mênh mông, xung quanh ta vô vàn điều mới lạ. Trong thế giới ấy, đúng như Khổng tử nói, ngẩng lên, nhìn xuống đều là biển học vậy. Muốn học tập lâu dài, phải luôn nhận ra cái dốt của mình. Điều xấu hổ không phải bản thân cái dốt, mà là không dám nhận mình là dốt.
  3. Tự học bắt nguồn từ tự khai phá hay quan sát thế giới: từ vị trí quan sát của mình, bằng sự sắp xếp các sự vật hiện tượng quan sát được con người khám phá ra các quy luật tự nhiên và xã hội. Trong sự sắp xếp đó thể hiện tư duy logic và tư duy phản biện.. Do vậy Tự học không có công thức chung cho tất cả mọi người. Hình thành và hoàn thiện tự học do hai loại tư duy: Tư duy logic:.. Lịch sử đã chứng minh sự ra đời và phát triển của Chủ nghĩa Mac là hiện thân của tư duy logic của các vĩ nhân Mars và Engel thế kỷ 19. Tư duy phản biện: Hình thành và phát triển tư duy lo gic, tư duy phản biện là mấu chốt để tự học hiệu quả thậm chí có thể trở thành vĩ nhân.
  1. Tự học bắt nguồn từ tự đọc: Cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó. Gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử, và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn cung cấp tri thức, là món ăn tinh thần quý giá nhất.
  2. Coi trọng tự học trong thực tiễn Bên cạnh việc tự học là đọc..tất cả kiến thức lý thuyết, thì Chủ tịch Hồ Chí minh còn rất coi trọng học trong thực tiễn cuộc sống – trong dòng chảy thật theo quy luật lý thuyết mà mang bản chất của thực tiễn với các điều kiện biên, nguồn lực, mục tiêu cụ thể:
Hồ Chí Minh đi thăm Indonesia (1959), Người nói: “Tôi sẽ nói vài lời với các bạn. Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Tôi đã đi tìm hiểu và làm việc tại nhiều nơi, đó là trường Đại học của tôi… Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, dạy cho tôi cách yêu, cách ghét: Dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình, căm ghét áp bức ích kỷ. Trường học ấy dạy cho tôi khoa học quân sự. Với gậy tầm vông, nhân dân tôi đã đánh bại quân đội đế quốc Pháp và đã giành tự do với chiến thắng Điện Biên Phủ. Trường học ấy đã dạy cho tôi lịch sử. Tôi đã thấy trên 50 năm qua tất cả nhân dân bị áp bức như Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam… ngày càng đi lên, [1].
II. Đổi mới - Nâng cao năng lực tự học

  1. Nhà trường thuyết phục thầy cô ở trên lớp hãy trao thật nhiều quyền cho học sinh để các em tự khám phá, nâng cao năng lực tự học cá nhân.
  2. Tạo ra môi trường tự học: Có nhiều cách để tạo ra môi trường tự học: a) - Nên chăng phát động phong trào "Thắp lửa tri thức".. Cuộc thi Nhà thông thái" nhằm tìm kiếm nhiều bạn đọc tiêu biểu trên khắp Việt Nam; b) Chuỗi chương trình tọa đàm "Sách hay thay đổi cuộc đời"; c) Phát động "Tháng phát hành sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam"; "Tuần lễ phát hành sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam".. d) Xây dựng và truyền bá các định hướng tự tổ chức các hoạt động học tập của người học ở các câu lạc bộ yêu Toán, CLB em yêu tiếng Việt, CLB tiếng Anh…. Họ tự phản biện lẫn nhau, giáo viên chỉ là người gợi mở và uốn nắn mà thôi.
  3. Đổi mới tự học trong hình thức dạy và học trực tuyến: Có thể nói tự học trong học trực tuyến là câu chuyện song hành và không thể nói có cái nọ mà không có cái kia. Đặc biệt trong học trực tuyến có đội ngũ các thầy làm chức năng hướng dẫn học tập (mentor) với khối lượng công việc không hề nhỏ các câu hỏi yêu cầu giải đáp trước, trong và sau khi học trực tuyến..khi người học chỉ bằng sự tự học của mình mới có thể có các câu hỏi đúng, đúng chỗ và đúng trình độ. Mặt khác việc đổi mới phải có lộ trình, từ từ, tạo động lực, điều kiện cho thầy cô và người học dần dần tiếp cận và nhất là các lãnh đạo hệ thống học thuật (Khoa, Bộ môn..) phải luôn đi đầu trong việc đổi mới hình thức dạy và học trực tuyến.
  4. Xây dựng “Trường học hạnh phúc”:  Có thể nói cảm nhận đầu tiên về Trường học hạnh phúc là “học như chơi” (trở lại với tuổi thơ mẫu giáo). Đôi khi chúng ta đã thực hiện trước khi biết đến khái niệm trường học hạnh phúc. Lúc bấy giờ ta chỉ nghĩ đơn giản rằng, phải nỗ lực làm tất cả những điều cần thiết nhất cho người học chứ không hề nghĩ đến khái niệm “trường học hạnh phúc" là phải làm những gì ?. Đứng trước bất cứ điều nào không như ý, ta nên soi vào 5 giá trị cốt lõi: Chúng ta đã yêu thương nhau chưa, đã gây cho nhau cảm giác an toàn về tâm lý chưa, chúng ta đã được hiểu và hiểu người khác chưa?…. Chúng ta đang đi trên con đường Đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục Việt Nam, hành trình đó phải có những cảm xúc tích cực, rất cần sự kiên trì đến từ những điều nhỏ bé nhất, mang giá trị lan tỏa cho cộng đồng mà đơn giản nhất là xuất phát từ sự thay đổi của chính bản thân mỗi chúng ta về khái niệm và phương thức thể hiện việc ”Tự học”.
  5. Phát triển năng lực thích nghi với mọi sự thay đổi: Nhà trường hướng đến phát triển năng lực tự trang bị kiến thức và kỹ năng sống cho sinh viên để các em có thể thích ứng linh hoạt với mọi thay đổi trong cuộc sống. Việc tích hợp công nghệ trong giảng dạy, đào tạo không chỉ khuyến khích học sinh tìm hiểu, thông thạo về kỹ năng hợp tác, sáng tạo, giao tiếp bằng công nghệ mà còn giúp người học luôn chủ động tự học với những hiểu biết về kỹ thuật số và sẵn sàng phát triển trong tương lai.
  6. Xây dựng và cung cố nề nếp tốt của sinh viên tự học và giúp nhau học tập
Ở trường Đại học Thăng Long có nhóm hỗ trợ nhau học tâp (kiểu như các bạn cán sự môn học ở các khối học Phổ thông) có tên gọi là SLAM (Study Learning Assist Member).  Câu khẩu hiệu (Slogan) của phong trào này cũng mang nét truyền thống, đó là “Học thầy không tày học bạn”: nhóm SLAM là hoạt động của các nhóm sinh viên giúp nhau trong học tập để hiểu rõ các bài học, trả các bài thi và kiểm tra hết môn. Hình thức và nội dung hoạt động này rất phù hợp với truyền thống “Học thật thi thật” đã có từ lâu của nhà trường. Ở ĐHTL qua khảo sát nghiên cứu có tới 25-30 Cán sự môn học kiểu” SLAMer”, có bạn đảm nhiệm 4-5 môn. Các bạn đó đều là các
sinh viên xuất sắc có điểm trung bình các môn từ 8,5-9.0 trung bình các môn.
        Học tập là cái thang không nấc chót. VI Lê Nin – người thầy của Cách mạng vô sản thế giới từng nói “Học, học nữa, học mãi !”
        Đến đây, thay cho lời kết chúng tôi lại nhớ đến câu chuyện tâm sự của GS TSKH, NGND Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng Trường Trường Đại học Thăng Long: “Có lẽ chúng ta cần bàn kỹ vấn đề là làm sao sinh viên tự học được. Ai cũng bảo đã là sinh viên thì đương nhiên biết tự học, nhưng chúng ta đều biết rằng ở nhà trường đại học của chúng ta, khâu sinh viên biết tự học vẫn là một vấn đề đau đầu cho nhà trường. Sinh viên bảo ban nhau tự học sẽ giúp các em quan tâm đến người khác hơn. Đại học Thăng Long luôn luôn quan tâm đến vấn đề sinh viên tự học. Khi chúng ta thúc đẩy giảng viên nghiên cứu cũng tức là chúng ta thúc đẩy tự học đấy. Không tự học thì làm sao nghiên cứu được”./.

NGUYỄN MINH XUÂN
Đại học Thăng Long

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học