Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 73


Hôm nayHôm nay : 1957

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 211639

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25240896

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

HỌC BÁC VỀ TINH THẦN TỰ HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI

Thứ hai - 01/08/2022 16:25
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ, coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao mỗi người phải không ngừng cố gắng tự học và học tập suốt đời, vận dụng chỉ dẫn quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của bản thân. Rèn luyện theo phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là phong cách nêu gương, gần dân, trọng dân, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Cùng đó, xây dựng hình ảnh người đảng viên, cán bộ Tổ dân phố có tác phong chuẩn mực trong công việc và trong cuộc sống; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, “nói đi đôi với làm”.
HỌC BÁC VỀ TINH THẦN TỰ HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI

HỌC BÁC VỀ TINH THẦN TỰ HỌC, HỌC SUỐT ĐỜI

      Nêu cao tinh thần tự nguyện, tự giác học tập, phải “lấy tự học làm cốt” để không ngừng tự học, tự tu dưỡng đạo đức; trau dồi kiến thức; tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ năng lực sư phạm, quản lý đáp ứng chuẩn, vị trí việc làm phù hợp với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành và cho đất nước.    
     Đẩy mạnh công tác phối hợp, đề cao trách nhiệm giữa ngành giáo dục với các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. Ngành giáo dục với các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện về mọi mặt cho các nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
     Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm nòng cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Việc tự học của Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý mà là một hoạt động khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học.
      Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ của Người đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc ta. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích ứng với những biến đổi của xã hội. Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ của Người đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc ta. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới, công nghệ 4.0 cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức.
       Người không phân biệt già trẻ gái trai đều cần phải không ngừng học tập suốt đời, tự học tập, tự bồi dưỡng kết hợp với chủ động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các vấn đề mới về giáo dục gắn với nhiệm vụ của mình; đồng thời mạnh dạn, năng động tham gia nghiên cứu khoa học; luôn tìm tòi, sáng tạo để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, có ý chí vượt khó, đặc biệt phải có tâm huyết với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn và coi tự học là nhu cầu, thói quen, hành vi hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị đạo đức của mỗi người. Tư tưởng và tinh thần tự học của Người mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao.
     Học tập chính là hoạt động tiếp thu tri thức của mỗi con người, trong quá trình học tập thì cần kết hợp vừa học tập ở trường, ở lớp và vừa tự học. Tự học là quá trình lâu dài, tự học suốt đời, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, nỗ lực và để việc tự học đạt được thành công cần phải có kế hoạch, đồng thời phải kiên trì thực hiện đến cùng. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy Người là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt, Người quan niệm: “Tự học” là “tự động học tập”. Hồ Chí Minh giải thích: “Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú”, còn “Tự động học tập” có nghĩa là việc học tập do chính bản thân người học quyết định, người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ của người khác, tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến hành việc tự học. Bác quan niệm “học hỏi là vô cùng” và để có một trình độ hiểu biết uyên thâm thì nhất định phải tiến hành tự học, thông qua đó sự hiểu biết của người học ngày càng được nâng cao. Bác học mọi lúc, mọi nơi, trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Bác vừa lao động kiếm sống, vừa tự học, nhất là việc học ngoại ngữ. Bác đã kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ vựng, mỗi ngày - trước khi thức dậy, Bác viết những từ mới vào một mảnh giấy, dán vào chỗ hay nhìn thấy nhất, có khi viết lên cánh tay để khi vừa làm vừa nhẩm học, khi đi đường Bác cũng nhẩm bài học. Ban đêm khi chưa ngủ, Người lấy tay viết mò những chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi. Bác học đến đâu, luyện tập và thực hành đến đó, học được chữ nào là tìm cách ghép câu để dùng ngay, cho nên sau một thời gian ngắn, Bác viết được báo và sách bằng tiếng nước ngoài, dần dần Bác đã học được rất nhiều ngoại ngữ. Đi tìm đường cứu nước Bác qua 28 nước, đi đến đâu Bác cũng học được tiếng nói nơi đấy. Bác viết và đọc thông thạo 8 thứ tiếng. Trên thực tế, Bác không có nhiều thời gian học trường lớp chính quy về chính trị nhưng Bác là một nhà chính trị kiệt xuất, chưa từng học ở trường dạy viết báo nhưng Bác là một nhà báo thiên tài, thời gian ở Pháp, Bác viết bài báo nổi tiếng nhất là “Bản án chế độ thực dân Pháp” được đăng trên một tờ báo Quốc tế Cộng sản bằng tiếng pháp. Quá trình tự học của Bác còn thể hiện qua tập thơ bằng chữ Hán “Nhật ký trong tù”. Một Nhà văn học người Liên Xô nhận xét: “Học chữ Hán cực khó, nắm vững nó, làm được thơ là một hiện tượng lạ, hiếm có. Trong lịch sử văn học có một số nhà thơ Nhật Bản gần như sống cả đời ở Trung Quốc cũng chỉ có thể làm được một số bài có tính chất khuôn sáo mà thôi. Ấy vậy mà “Nhật ký trong tù” thực sự là một thi phẩm có nội dung sâu sắc, ngôn từ, nhịp điệu phong cách rất riêng…”. Đối với Hồ Chí Minh, muốn tự học thành công phải có kế hoạch, phải sắp xếp thời gian học tập khoa học, phải bền bỉ kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sắp xếp thời gian và bài học... phải cho khéo, phải có mạch lạc với nhau, mà không xung đột với nhau”.
     Theo Hồ Chí Minh, trước hết người học phải biết “học ở sách vở”, ngoài ra “…, có một cách học rất tốt ai cũng có thể tham gia hằng ngày. Đó là cách học tập ngay trong sản xuất, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến”. Thứ nữa là học ở bạn bè, ở đồng nghiệp, “học lẫn nhau”. Học còn phải đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản theo quan điểm của Triết học Mác Lê Nin. Thành công lớn trong việc tự học của Hồ Chí Minh là nhờ tích lũy cho mình được vốn sống, kinh nghiệm phong phú trong thực tiễn đấu tranh, thực tiễn đời sống của nhân dân lao động thế giới. Sự thành công của Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, đề ra các chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng đúng đắn ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, là kết quả của cả một quá trình tự học bền bỉ.
     Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ của Bác đến nay vẫn giữ nguyên giá trị.
     Do vậy, là một đảng viên, được nhân dân phường Trung Tự tín nhiệm giao cho nhiệm vụ làm Chủ tịch Hội khuyến học, bản tôi tự nhận thức rằng, học tập là yêu cầu bắt buộc đối với mình, theo đó khi tự học cần phải có sự kết hợp vừa học tập ở trường, ở lớp, vừa học hỏi ở lãnh đạo, đồng nghiệp và vừa tự nguyên cứu học tập. Cốt lõi của việc tự học là tự ý thức của bản thân, đồng thời trong quá trình tự học vấn đề quan trọng nhất là tự kiểm tra và đánh giá kết quả tự học. Bởi vì, nếu kiểm tra, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến tình trạng ảo tưởng về năng lực hay tự ti, không tin tưởng vào khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình. Cho nên, việc tự đánh giá còn giúp bản thân thấy rõ mặt ưu, khuyết điểm của mình, thấy rõ những nội dung cần phải bổ sung. Một lợi ích nữa từ việc tự học là giúp nhớ lâu kiến thức đã nghiên cứu học tập, còn giúp mình trở nên năng động, sáng tạo trong xử lý công việc và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn, từ đó tiếp tục hoạt động tự học hiệu quả hơn và từ đó tích lũy thêm kiến thức kinh nghiệm để cùng mọi người thúc đẩy phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng công dân học tập của Thủ đô.


LẠI THỊ NHUNG
Chủ tịch Hội Khuyến học phường Trung Tự, quận Đống Đa

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học