Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 34

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 33


Hôm nayHôm nay : 5445

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 333867

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22085042

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

MỘT GIA ĐÌNH TIÊU BIỂU TRONG CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI XÃ MÊ LINH

Thứ bảy - 03/08/2013 10:32
Bài hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về đề tài khuyến học
Đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh

Đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh

           Cuối tháng 5/2013 gần kết thúc năm học, tôi về đến đầu làng Hạ Lôi đã được nghe thấy dân làng cho hay xóm Đình có một gia đình ông giáo Nguyễn Trọng Tuân thực sự là một gia đình hiếu học. Tôi lần theo con đường bê tông đi vào xóm, con đường chắc nịch, sạch sẽ, hai bên san sát nhà tầng. Đúng như xóm này người ta thường gọi làm xóm “quan”, vì có nhiều người đã thành đạt là Tiến Sỹ, giám đốc doanh nghiệp, là những cử nhân và nhiều người đã có bằng đại học đang hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Dừng chân, tôi bước vào nhà ông giáo Tuân, biết vợ chồng ông giáo hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước đã nghỉ hưu. Nhìn vào ngôi nhà hai tầng và tiện nghi trong gia đình đúng là một gia đình có nền nếp, gia phong. Tôi hỏi chuyện ông bà, biết bốn con của ông bà có cháu theo nghề của ông, bà nay đều tốt nghiệp đại học và đã thành đạt trong cuộc sống. 


                                              Lễ hội Đền Hai bà Trưng ở xã Mê Linh      
          Bên ấm trà mới pha, ông rót nước mời tôi và vui vẻ kể tôi nghe: hồi còn chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ông bà xây dựng với nhau, với đồng lương ít ỏi, kinh tế thời đó gặp rất nhiều khó khăn, thế mà ông bà đã chăm sóc, khuyến khích, động viên các con chăm học, chăm làm. Năm nào các cháu cũng được phần thưởng là học sinh giỏi của các trường. Gia đình thưởng cho các cháu bằng những chuyến đi chơi thú vị nơi Lăng Bác, nơi Bảo tàng Lịch sử quân đội, nơi Bách thú thảo cầm viên, nơi công viên nước Hồ Tây... Các cháu cảm thấy rất vui và càng cố gắng học tập và phấn đấu rèn luyện để ông, bà và cha mẹ vui lòng hơn.
          Ông bà giáo còn cho biết thêm, hàng ngày cứ tối đến ăn cơm xong, ông bà cho các con nghỉ ngơi vui vẻ và khoảng 8h đến 9h hoặc hơn 9h là các con vào góc học tập học bài. Trong khi các con đang say sưa học bài, làm bài, ông, bà thường xuyên đến kiểm tra động viên để các cháu có tiến bộ hơn trong việc học tập.
           Sáng sớm, bất kể mùa hè hay mùa đông ông bà đều hướng các con dậy từ 5h sáng kiểm tra lại bài học để bước vào ngày học tập tốt hơn.
           Từ việc học hành đến nơi đến chốn, có sự hướng dẫn động viên của ông, bà, cha, mẹ nên năm nào các con của ông bà cũng được lên lớp thẳng với danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, cháu ngoan Bác Hồ. Những năm trong thời kỳ bao cấp, hai con đầu các cháu đã đỗ thẳng vào cấp 3.
           Tiếng lành đồn xa, làng xóm thấy các cháu ngoài thì giờ học tập và lao động giúp đỡ gia đình mà các cháu vẫn học giỏi chăm ngoan. Nhiều người đến hỏi thăm gia đình có cách nào mà các con ngoan, học giỏi như thế. Ông thường kể những câu chuyện ngày xưa: có người học trò nghèo bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học. Có người buộc tóc treo lên xà nhà để khi buồn ngủ thức giấc để tiếp tục học... Đặc biệt là tấm gương của Bác Hồ tự học để thành tài giúp nước.
           Ngoài ra, ông bà thường xuyên khuyên nhủ các con những câu nói của các cụ ngày xưa: “Nhân bất học bất chi lý” có nghĩa là có học mới biết làm người.
           Từ việc làm khuyến học, khuyến tài của gia đình ông, nhiều gia đình trong xóm đã noi gương học tập và làm theo. Đến nay đã có nhiều cháu tốt nghiệp đại học và thành đạt trong cuộc sống, hạnh phúc trong gia đình.
           Sau năm 1990, thời kỳ bao cấp không còn nữa, tình hình kinh tế, chính trị xã hội có đổi khác, mọi người đều vươn lên tự xác định rõ vị trí, chỗ đứng của chính bản thân mình.
           Noi gương học tập và làm theo nền nếp của ông, bà trong những năm dài thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài các con, cháu giành nhiều thời gian công sức, tạo mọi điều kiện để hướng dẫn rèn cặp cho các cháu, bằng những việc làm thiết thực hơn trước so với ông, bà như giành cho các cháu có góc học tập riêng, có thời gian biểu học tập cụ thể, có sự kiểm tra, hướng dẫn chu đáo, tận tình, có sự khen chê kịp thời đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm. Ngoài ra các con ông bà đã động viên các cháu bằng cách tự lập ra một quỹ khuyến học, khuyến tài đặc biệt nhằm đầu tư để thưởng cho các cháu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập khi mỗi năm học kết thúc.
           Chợt tôi ngước nhìn lên bức tường trước mặt, hàng loạt bằng khen, giấy khen của các cấp giành cho ông, bà cha mẹ và các cháu của thầy giáo Tuân. Tôi hết sức ngưỡng mộ. Trước khi chia tay với ông bà, cầm chén trà trên tay, hương vị chè sói thơm ngây ngất cùng với ánh mắt nụ cười rạng rỡ trên môi của ông bà, tôi thầm tin tưởng một ngày mai tương lai sáng lạng sẽ đến với gia đình ông bà Tuân và những gia đình đã dày công thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài.
           Lòng tôi vui vui, bước chân chậm dãi, lòng thanh thản khi tạm biệt gia đình nhà giáo Nguyễn Trọng Tuân.
 
 
                                                                                                Nguồn tin từ:    NGUYỄN THẾ TỐ
                                                                                                  HỘI KHUYẾN HỌC XÃ MÊ LINH

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học