Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 56


Hôm nayHôm nay : 2504

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 252430

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25911657

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

ĐI THEO CON ĐƯỜNG TỰ HỌC CỦA BÁC

Thứ bảy - 02/07/2022 18:29
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam bao gồm những luận điểm vô cùng sáng suốt và cấp tiến liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Tư tưởng giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện không phải là một con đường độc lập, mà gắn kết, tổng hợp với những tư tưởng lớn về giải phóng dân tộc, phát triển con người và xây dựng chủ nghĩa xã hội... Trong đó, tư tưởng tự học và học suốt đời luôn được Bác đề cao và khuyến khích với các công tác khuyến học, khuyến tài.
Noi gương tinh thần tự học của Bác Hồ

Noi gương tinh thần tự học của Bác Hồ

        1.Con đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
        Thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy học tại Trường Dục Thanh, Phan Thiết (từ 8/1910 - 2/1911) được coi là mốc son trong việc hình thành tư tưởng về giáo dục của Người. Tại đây, thầy giáo Nguyễn Tất Thanh không chỉ truyền dạy kiến ​​thức văn hóa cho học sinh mà còn truyền lửa cho học sinh cội nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần đồng đội và lòng yêu Tổ quốc. Thầy còn đặc biệt chỉ dạy cho học trò đạo làm người, cách đối nhân xử thế.
      Thầy Thành không chỉ là người thầy mà còn là người bạn đáng tin cậy, luôn quan tâm đến đời sống của học sinh, giúp đỡ, động viên cả về vật chất và tinh thần, nhẹ nhàng khuyên bảo khi các trò phạm lỗi. Thầy Thành kết nối các bạn học trò trong tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau bằng trái tim chân thành và rộng mở. Ngoài ra, thầy Thành còn là người có phương pháp giảng dạy mới, tiến bộ: thầy quan tâm đến việc giáo dục và phát triển toàn diện của học sinh. Không chỉ gò bó học trò trong khuôn viên trường lớp, những ngày nghỉ, thầy Thành có phương pháp học mới học mới, đó là đưa học sinh đi trải nghiệm thực tế ngoài trời, để các em có kinh nghiệm sống, hiểu rõ hơn những gì đã được học trên sách vở, cũng là cách để gần gũi với cuộc sống của người dân bản địa.
      Những năm tháng dạy học ở trường Dục Thanh tuy ngắn ngủi, nhưng thầy Thành đã có thêm nhiều trải nghiệm mới, rèn luyện bản thân, tích lũy thêm nhiều kiến thức, vốn sống để làm hành trang ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên tàu rời quê hương, bắt đầu cuộc hành trình bôn ba tìm đường cứu nước kéo dài suốt 30 năm. Chính quá trình từ nhà giáo yêu nước Nguyễn Tất Thành đến người cộng sản Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam bao gồm những luận điểm sáng tạo liên quan tới nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
      2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục     
      Từ những kinh nghiệm sẵn có và 30 năm bôn ba khắp các châu lục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết được những tư tưởng vô cùng sáng suốt và bao quát về giáo dục.
      Thứ nhất, về vai trò của giáo dục
Vai trò của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người, cho con người và hướng tới việc xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa.
      Người nhấn mạnh, nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Vai trò này được Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt là “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”
      Thứ hai, về nội dung của giáo dục
      Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải có tính toàn diện. Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày mở trường (24/10/1955), Người nhắn nhủ việc giáo dục gồm có:
      “- Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.    
      - Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
      - Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.  
      - Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công”.
      Ở khía cạnh khác, nội dung của giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, mỗi bậc học.
      Các quan điểm được nêu trên về nội dung của giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là những yêu cầu bắt buộc của một nền giáo dục mới để đào tạo ra những con người mới. Bên cạnh đó, Bác cũng lưu ý, nội dung giáo dục được đưa vào giảng dạy phải theo nguyên tắc “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý ở chất lượng, không quý ở số lượng).
      Thứ ba, về phương pháp giáo dục
      Theo Người, học phải gắn với hành, học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Người phân tích: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”.
      Thứ tư, về giải pháp phát triển giáo dục
      Trong các giải pháp phát triển giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập, vấn đề kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có vị trí khá nổi bật, do đó, Người yêu cầu nhà trường phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội.
      Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần có sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người. Người luôn luôn kêu gọi đồng bào đóng góp công sức của mình vào việc xây dựng giáo dục.
      3.Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh
      Học tập là hoạt động lĩnh hội tri thức của mỗi cá nhân và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của mỗi cá nhân. Quá trình học tập bao gồm học ở trường, học trên lớp, học ở những giai đoạn nhất định của cuộc đời và tự học trong suốt cuộc đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, còn sống thì còn phải học. Đây là cách tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. Trong học tập cần kết hợp giữa học ở trường, học trên lớp và đặc biệt là tự học.
      Việc tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang mục đích cao cả và cốt lõi là cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì tự học và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để cách mạng nước ta giành thắng lợi. Vận dụng sáng tạo là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi, thâm nhập thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao nội lực, sâu xa hơn đó còn là quá trình tự học, tự giáo dục để bản thân có được khả năng phù hợp với mục tiêu, lý tưởng và công việc. Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản được tổ chức tại Thủ đô Mát-xcơ-va (Nga) vào tháng 8/1935, Bác Hồ đã khai rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. Người cho rằng, việc học không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập... mà trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập.
     4.“Học, học nữa, học mãi” để trở thành “Công dân học tập” của Thủ đô
      Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hòa quyện và hội tụ tinh hoa văn hóa nhân loại ở tầm cao nhất, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Bác đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta luôn phải noi theo. Cuộc đời của Người là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân.
      Về công tác khuyến học, khuyến tài, Bác chỉ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, trong năm 2021, Hội Khuyến học Hà Nội đã xây dựng thí điểm mô hình “Công dân học tập” với 30 hội khuyến học quận, huyện, thị xã; 6.557 chi hội khuyến học; 14.806 ban khuyến học. Thời gian qua, Hội Khuyến học Thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò nòng cốt của một tổ chức xã hội tập hợp công dân trên địa bàn thành phố, góp sức cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho Thủ đô.
      Để có nguồn lực động viên các cá nhân, tập thể trong thực hiện những mô hình học tập, các cấp hội từ cơ sở đến thành phố đã huy động được nguồn lực xã hội hóa trong công tác khuyến học trên địa bàn thành phố. Dự định trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ, hội viên khuyến học của thành phố sẽ tập trung thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó trọng tâm là tiếp tục xây dựng các mô hình học tập, triển khai xây dựng mô hình “Công dân học tập”. Hội cũng chú trọng phối hợp với các cấp, các ngành để tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài hiệu quả, phấn đấu xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Thành phố học tập”.


NGUYỄN THỊ XUÂN LAN
Chi Hội Khuyến học 10 Phường Thổ Quan
                                                                                                                  
 

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học