Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 4812

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 342750

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22093925

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG ĐỂ CHỦ ĐỘNG THAM GIA VÀO CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Chủ nhật - 27/09/2020 21:06
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghệ 4.0) đã tạo ra sự thay đổi lớn, không chỉ biến đổi về kinh tế mà cả về văn hóa xã hội, nhất là nhận thức tư duy một cách toàn diện. Làn sóng công nghệ mới đang diễn ra với tốc độ rất nhanh ở mỗi nước có khác nhau và tạo ra những tác động mạnh mẽ ngày một gia tăng, có những tác động tích cực và cơ hội lớn cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

      Những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2018 đến nay, thế giới cũng như ở nước ta nói nhiều về cuộc Cách mạng 4.0. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tập trung đẩy mạnh nền kinh tế tri thức.
      Ở những nước phát triển trên thế giới, kinh tế từ sản phẩm của tri thức chiếm tỷ trọng 3/4 GDP, kinh tế từ lao động giản đơn chỉ chiếm 1/4 GDP. Vì vậy, việc bùng nổ công nghệ thông tin internet, kỹ thuật số đang dần đi vào cuộc sống của nhân loại.
      Thời đại công nghệ thông tin - kỹ thuật số đã làm thay đổi cuộc sống của con người. Đó là điều khẳng định.
      Vì vậy, chúng ta cần có nhận thức đầy đủ về cuộc Cách mạng 4.0 và chúng ta phải làm gì trước những cơ hội, thách thức đó.
      I. Quá trình hình thành và phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp
      Như chúng ta đã biết, sự tiến hóa của loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có những giai đoạn hàng triệu năm, hàng vạn năm. Đến khi vượn người tiến hóa thành người, con người mới tìm ra lửa và từ ăn sống nuốt tươi sang ăn chín, lúc đó con người mới kiếm được cái ăn để sinh tồn cuộc sống, người ta gọi là cuộc Cách mạng 0.0.
      - Cuộc Cách mạng 1.0 nó ở thời kỳ từ năm (1700 – 1800), con người đã biết chế tạo thành công ra máy hơi nước, sản xuất ra được tầu hỏa, làm cho loài người đủ ăn. Thời kỳ này ai khỏe là thắng, nhờ vào bộ não, tức là đẩy được bộ não, tập trung khai thác tài nguyên của não lúc đó, cuộc sống của con người bắt đầu thay đổi.
      - Cuộc Cách mạng 2.0 bắt đầu chuyển giai đoạn phát triển ra điện. Từ năm 1870 người ta đã phát minh ra điện để phục vụ cho cuộc sống của con người, năng suất lao động lại tăng thêm, loài người không những đủ ăn, còn có cuộc sống văn minh  hơn. Từ đó hiệu suất lao động tăng, lực lượng sản xuất thay đổi, quan hệ sản xuất thay đổi. Cả 3 lĩnh vực sự kiện trên người ta gọi là một nền kinh tế công nghiệp (tức là ứng dụng kỹ thuật công nghiệp để làm ra của cải vật chất - kinh tế công nghiệp không dùng cơ bắp mà dùng bằng kỹ thuật).
      - Cuộc Cách mạng 3.0 bắt đầu từ năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử không những sản xuất ra điện mà là điện tử (tức sản xuất ra bóng bán dẫn), rồi vi mạch, nó kéo theo mạng internet ra đời đem lại cho con người một sự kết nối trên cả văn minh. Nhờ có mạng internet nên có sự kết nối giữa người với người (cho nên có quan hệ bán hàng trên mạng). Nền kinh tế kết nối đã tạo thành hệ thống vận hành kết nối giữa các quốc gia, các ngành trên phạm vi toàn quốc, năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra phát triển tốt hơn. Do đó nó đã tham gia được một chuỗi cung ứng trong kinh doanh, sản xuất. Vì vậy đòi hỏi sản xuất phải liên tục, có sự tái cấu trúc không thì sẽ tụt hậu.
      Nhân loại đang tiên mạnh vào cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4. Đây là bước nhảy vọt của trí tuệ, tư duy con người. Vậy chúng ta cần tìm hiểu Cách mạng 4.0 một cách cặn kẽ và cụ thể.
      - Cách mạng 4.0, khởi đầu là cả 3 cuộc cách mạng:
      + Công nghệ điện tử
      + Công nghệ sinh học
      + Đột phá của vật lý học
      Nhờ có điện tử đã phát triển thêm một bước nữa, não nhân tạo ra đời, tức là sự đột phá của vật lý học. Đông thời làm cho vật lý phát triển, kết hợp với công nghệ sinh học.
Ví dụ: chế tạo ra con người nhân tạo như người thật, đặc biệt là ở một số đất nước trong đó có Nhật Bản.
      Cuộc Cách mạng 4.0 nó đòi hỏi cái gì cũng phải phẳng. Thế giới ngày nay sự khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc là ở chỗ có sự ngăn cách về biên giới, còn về mặt kinh doanh không có khái niệm về biên giới.
      Kinh tế phẳng nó đòi hỏi sản xuất hàng hóa, dịch vụ phải chuẩn quốc tế và sinh viên ra trường phải chuẩn về trình độ. Thời đại ngày nay là thời đại lựa chọn về cơ hội, chứ không phải đi xin việc như trước, ai có khả năng đap ứng công việc giao cho thì có vị trí, việc làm tốt, cho nên mọi người phải cố gắng đầu tư vào bản thân của mình để đáp ứng với yêu cầu mới đặt ra.
      Cuộc Cách mạng 4.0 phát triển đồng thời cùng một lúc, nhờ có điện tử nhảy vọt, sự đột phá về vật lý học và kết hợp với công nghệ sinh học phát triển mạnh, có sự bứt phá. Lúc này không những có sự kết nối giữa con người với con người mà là vạn vật đều có sự kết nối, người ta gọi đó là cuộc Cách mạng 4.0.
      Để đi sâu vào cuộc Cách mạng 4.0 ta cần phải có kế hoạch, nề nếp, một cách có trật tự mới phát triển được.
      Khi con người có định vị một số, số đó sẽ bao quát toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Do đó, cuộc Cách mạng 4.0 phải được phát triển từng bước.
      II. Vai trò của cách mạng khoa học - công nghệ đối với nhân loại và sự phát triển của con người, xã hội
      Cuộc Cách mạng 4.0 giúp chúng ta hòa nhập với thế giới một cách nhanh chóng, cho nên không thể không theo nó, nếu không theo nó thì sẽ tụt hậu.
          Ví dụ: bác sỹ trước đây mổ trực tiếp bằng tay, nay mổ bằng nội soi, cho nên các bác sỹ không học thì không thể làm được. Ngay nhà giáo của chúng ta cũng phải nhanh chóng: bỏ khẩu hiệu, bớt giả tạo, bớt hình thức, đối phó, tức là phải có kiến thức và đi vào thực chất nghề nghiệp của mình mới làm được.
          Về giáo dục, đào tạo cũng từng bước đổi mới nội dung, phương pháp để phù hợp với yêu cầu mới của sự phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới. Rồi các ngành khác cũng vậy.
      Ví dụ: xuất khẩu hàng hóa, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã thì cũng không xuất được.
      Tại sao có một số mặt hàng lại xuất sang được Mỹ, các nước khác, chính là do ta đã biết phát triển về sinh học.
      Ví dụ: tìm được giống, đất, loại phân, cách chăm sóc phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cây trồng…
      Vì vậy, không chỉ tác dụng kỹ thuật số vật lý mà là tất cả đều phải theo nó vì đó là cuộc cách mạng toàn thế giới, không theo sẽ tụt hậu, sẽ bị đào thải.
      Cho nên, vấn đề giáo dục chính là ở mỗi gia đình, ở trong các nhà trường. Muốn có sự phát triển, cuộc sống ngày càng tốt hơn, chính là chúng ta phải đi xây dựng một nền kinh tế tri thức để làm giầu cho chúng ta và cho đất nước.
      Trong thực tế, con người của chúng ta không kém, hạn chế là ở chỗ khó khăn về điều kiện để phát triển khả năng của bản thân mình mà thôi.
      Ví dụ: bác sỹ gia đình họ không đến bệnh viện nhưng họ vẫn chữa được bệnh. Ở ta thì rất áp lực, đào tạo của ta chưa chú ý nhiều đến năng lực, mới chỉ tập trung nhiều về lý thuyết. Ở Mỹ 12 năm mới đào tạo ra được một bác sỹ.
      Ở đây chính là cuộc Cách mạng 4.0, làm được bác sỹ gia đình đòi hỏi phải giỏi, phải có năng lực hiểu biết.
      Ở ta ngay ngành giáo dục cũng đang nghiên cứu tìm biện pháp xây dựng chương trình phù hợp nhưng vẫn còn nặng lý thuyết, còn nhiều vấn đề chúng ta phải đổi mới.
      Ở nước ngoài, chơi mà học, ta khác, học mà chơi, tức là học để chơi và bắt đầu phát triển năng khiếu. Họ học có 5 môn, một nửa thời gian chuyên phát triển năng khiếu. Không ai điểm 10 thì giỏi về thể thao, cho nên phát triển con người là phát triển năng lực  của con người. Chính đó là đào tạo ra năng lực của con người. Cho nên việc đánh giá con người chính là đánh giá  về năng lực.
      Theo học giả Lê Thẩm Dương nói: Học để có kiến thức chỉ là chuyên môn hẹp và mới đạt năng lực ở mức độ 20 - 30%; còn ngoài chuyên môn hẹp thì ở mức có đến 80%.
      Ở Hòa Bình, Sơn La có chuyện gian lận về điểm thi, chính là do ta chưa ứng dụng về kỹ thuật số vào việc này.
      Nói tóm lại cuộc Cách mạng 4.0 là sự đòi hỏi rất thực tế khách quan. Nó là thực tiễn của cuộc sống, cho nên mọi người phải theo nó, phải học và học suốt đời.
      Mấy năm gần đây, chúng ta cũng rất quan tâm:
      Ví dụ: thành lập ra các Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ, cổng thông tin điện tử ở cấp độ 1, cấp độ 2, có nơi ở cấp độ 3, cấp độ 4 và một số nơi đang trực tiếp làm. Tuy nhiên, điều kiện tiếp cận kinh tế tri thức của chúng ta cũng còn gặp rất nhiều khó khăn…
      Năm 2019 Việt Nam ta có 3 Thành phố đăng ký với UNESCO là Thành phố thông minh như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng. Đó là những nơi đi đầu xây dựng Thành phố xanh, sạch… cho nên chúng ta không tiếp cận được thì chúng ta không phát triển được.
      Chính phủ cũng có Đề án và đưa ra chủ trương tiếp cận với cuộc Cách mạng 4.0 để từng bước đưa cuộc cách mạng dần đi vào cuộc sống hàng ngày.
      III. Quan điểm của Đảng ta trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước gắn liền với sự phát triển khoa học - công nghệ (Cách mạng 4.0)
      Bộ Chính trị khóa XII ra Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách để tiếp cận, chủ động tham gia cuộc Cách mạng lần thứ 4.
      Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị gồm 4 phần lớn:
      + Tình hình và nguyên nhân
      + Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu
      + Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cách mạng công nghệ lần thứ 4.
      + Về vấn đề tổ chức thực hiện
      Nghị quyết đề cập rất nhiều vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, vì thời gian không cho phép tôi chỉ xin nêu khái quát một số vấn đề cơ bản như sau:
      1/ Về tình hình, nguyên nhân
      - Nghị quyết khẳng định: cuộc Cách mạng lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, nó đang tác động nhiều mặt của kinh tế - xã hội đất nước.
      - Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng. Chính phủ đã ban hành Chỉ thị để các cấp, các ngành triển khai tổ chức thực hiện.
      - Kinh tế số đã được hình thành và phát triển nhanh.
      - Việc xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực
      - Nghị quyết cũng chỉ ra một số hạn chế:
      + Nhận thức về cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 trong hệ thống chính trị và toàn xã hội còn nhiều hạn chế
      + Tư duy trong xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế phù hợp với yêu cầu cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 chậm đổi mới, sức ỳ còn lớn. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương với địa phương chưa chặt chẽ, nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.
      2. Về quan điểm
      Nghị quyết đề cập đến 3 vấn đề cụ thể, đó là:
      - Phải chủ động, tích cực; đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc, nên cần tích cực tham gia.
      - Phải quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá. Tức là nói - nghe, nghe - làm bằng được.
      - Là cơ hội, thách thức của chúng ta; phải tiếp cận nhanh chóng về nền kinh tế tri thức, phải đi vào những việc cụ thể.
      - Phải huy động tối đa các nguồn lực, xác định cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, trong đó nguồn lực bên trong là quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và cũng là khâu đột phá.
      3. Mục tiêu: có 2 mục tiêu lớn
      - Thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng (gắn kết cuộc Cách mạng 4.0) để thúc đẩy tăng trưởng.
      Ví dụ: mô hình du lịch không phải là mấy khách sạn, hiệu quả không đạt cao. Như Đà Nẵng ban đêm người ta phải cho nó sống lại, không kiểu tư duy nhiệm kỳ, người nghỉ phải truyền thụ lại cho người khác.
      - Cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với kinh tế tri thức để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề giải phóng sức lao động để tăng nguồn lực tiến tới đích là nâng cao chất lượng cuộc sống, không phải là tiền. mà là con cháu ta sau này sống thế nào, tiền nhưng phải tạo ra cuộc sống tốt hơn. Đồng thời làm thế nào để nó tác động ra toàn xã hội.
      - Về những mục tiêu cụ thể:
      + 2020 - 2025 duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, thuộc 3 nước dẫn đầu khối ASEAN.
      Ví dụ: Nhật giỏi là đọc nhiều sách, coi đọc sách là vô bờ, trí tuệ không thua các nước. Học đại học ở Anh có 3 năm, Thụy Sỹ 1 năm. Họ học rất thực tế. Học lý thuyết rồi ra thực tế, nên các cháu ra trường đi làm được ngay.
      + Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của các nước ASEAN.
      + Internet của Chính phủ bằng thông tin rộng đạt 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP, năng suất lao động tăng bình quân: 7%/năm, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN. Trong xếp hạng Chính phủ điện tử có ít nhất 3 đô thị thông minh tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.
      - Đến năm 2045 Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất, dịch vụ thông minh. Trung tâm khởi nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu Châu Á.
      - Có năng suất lao động cao, đủ năng lực làm chủ áp dụng công nghệ trong tất cả các lĩnh vực.
      4. Về một số chủ trương, chính sách
      - Đổi mới nhận thức tư duy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, hoạt động của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể.
      - Hoàn thiện thể chế tạo cơ hội cho cuộc Cách mạng 4.0.
      - Có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nâng cao năng lực, đổi mới sáng tạo, nguồn lực, các  ngành công nghệ thông tin, hội nhập quốc tế, thúc đẩy việc chuyển đổi số các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể.
      5. Về tổ chức thực hiện
          - Tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên
          - Đảng Đoàn Quốc hội sửa đổi, bổ sung ban hành luật
          - Chính phủ triển khai xây dựng về chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghệ lần thứ 4
          - Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội xây dựng chương trình, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
          - Ban tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban kinh tế Trung ương và các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ sơ kết, tổng kết thực hiện, báo cáo Bộ chính trị, Ban bí thư.
          IV. Vai trò của các cấp hội Khuyến học trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng Xã hội học tập; trong thực hiện việc học tập suốt đời
          - Bộ Chính trị đã giao Hội khuyến học Việt Nam tiếp tục triển khai Quyết định 281/TTg của Thủ tướng Chính phủ theo mô hình mới.
          - Cấp ủy đảng, chính quyền triển khai tổ chức thực hiện Kết luận 49/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
          - Tham mưu triển khai hướng dẫn tổ chức thực hiện mô hình Công dân học tập, Đảng viên học tập để lồng vào tiêu chí Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Đơn vị học tập.
          - Quyết định 281/TTg của Chính phủ có 2 vấn đề Hội khuyến học chủ trì tham mưu cho Đảng, chính quyền triển khai tổ chức thực hiện, đó là:
          + Xây dựng mô hình Công dân học tập
          + Mô hình Đơn vị học tập
          Quyết định 281/TTg của Chính phủ trong giai đoạn 2015 - 2020 ta mới triển khai mô hình về Gia đình, Dòng họ, Cộng đồng, Cơ quan học tập, chủ yếu là cấp xã, phường và mô hình Cộng đồng học tập ở cấp xã thực hiện theo hướng dẫn Thông tư 44 của Bộ Giáo dục - Đào tạo
          - Giai đoạn 2020 - 2025 Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Hội khuyến học làm nòng cốt, chủ trì tham mưu giúp cấp ủy đảng, chính quyền triển khai mô hình ở các đơn vị cấp quận, huyện, thành phố, tỉnh và các đơn vị thuộc Trung ương quản lý. Có các đơn vị thuộc quận, thành phố, tỉnh và trung ương trở thành Đơn vị học tập. Hay nói một cách khác, muốn tỉnh, thành phố, quận hoặc huyện trở thành Đơn vị học tập thì đương nhiên các phòng, ban, ngành, phường, xã thuộc quận, sở, ban, ngành thuộc thành phố thì phải phấn đấu thực hiện trở thành Đơn vị học tập
          - Hội khuyến học sẽ cùng các gia đình và nhà trường quan tâm giáo dục, đào tạo học sinh nhiều hơn nữa. Muốn vậy, Hội phải tăng cường sự liên kết phối hợp để  thúc dẩy, nâng cao được hiệu quả hơn. Đặc biệt quan tâm đến các cháu học sinh nghèo vượt khó, các cháu đỗ đạt cao ở quốc gia, quốc tế, nhất là những học sinh có triển vọng phát triển về năng lực nghề nghiệp để góp phần tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đặc biệt chủ ý tạo điều kiện đảm bảo cho các học sinh về kỹ năng sống và kỹ năng mềm.
          Ngày nay thế giới càng hiện đại, càng đề cao vai trò của sự sáng tạo trong hoạt động nhiều hơn; việc xây dựng xã hội học tập lại càng quan trọng để tiếp cận nhanh với tư duy mới, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, sản xuất và trong đời sống sinh hoạt. Hội khuyến học của chúng ta phải luôn quan tâm tới việc xây dựng xã hội học tập để cho mọi người, mọi gia đình, đơn vị, cộng đồng quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến học tập, nghiên cứu và không ngừng nâng cao trình độ để bắt kịp với thế giới khi bước vào cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.

TRƯƠNG NHO QUANG
Chủ tịch HKH quận Hai Bà Trưng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học