Mặc dù cùng sinh sống trên một lãnh thổ và có những phong tục truyền thống chung trong ngày Tết, tuy nhiên mỗi vùng miền lại có những nét riêng biệt. Dưới đây là những đặc trưng của người dân miền Bắc.
1. Hoa đào Nếu như miền Trung và Nam chọn hoa mai làm loài hoa biểu tượng của tết thì miền Bắc lại chọn hoa đào. Đây là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn thế nên, mỗi khi Tết đến nhà ai cũng chọn một cành đào thật ưng ý cắm trên bàn thờ hoặc trang trí trong nhà với ước mong mang lại sự an lành, hạnh phúc.
Theo truyền thuyết, có một cây hoa đào đã mọc từ rất lâu trên vùng núi cao phía bắc. Trên cây đào bỗng xuất hiện hai vị thần tài giỏi có nhiệm vụ bảo vệ và che chở cho dân làng trong vùng. Do đó, ma quỷ rất sợ hai vị thần này và sợ luôn cả hoa đào. Cứ thấy cành đào là chúng bỏ chạy thật xa. Vì vậy người dân miền Bắc rất ưa chuộng hoa đào trong những ngày Tết bởi sắc đỏ thắm rực rỡ may mắn.
2. Mâm ngũ quảSo với miền Nam thì mâm ngũ quả miền Bắc nhỏ hơn. Thường trên mâm ngũ quả có 5 loại trái cây chính là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách bài trí cũng khá đơn giản, nải chuối được đặt ở dưới cùng đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả làm cho không khí ngày Tết trở nên ấm cúng, rực rỡ hơn đan xen với màu sắc sặc sỡ của các loại hoa quả.
Ngoài mâm ngũ quả, tủ thờ còn có bát đũa, những gói bánh nhiều màu, những gói kẹo lớn và 2 cây
mía ở 2 bên để cho ông bà, ông vải chống gậy lên trời cầu bình an cho con cháu. Người Bắc khá coi trọng hình thức vì thế họ luôn thể hiện khả năng kinh tế của mình cho khách khứa biết thông qua các loại hàng hóa bày trên tủ thờ.
3. Mâm cỗCũng như các miền khác trên đất nước, người Việt đều dành những gì tinh tuý và tốt nhất cho những ngày Tết, đặc biệt là mâm cỗ – mâm cơm đặc biệt nhất trong năm, một mâm cơm đoàn viên, sum vầy cả gia đình.