Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 26

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 25


Hôm nayHôm nay : 833

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 278722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 34610549

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

CHUYỆN VỀ NGƯỜI THẦY VÀ HỌC TRÒ ĐẶC BIỆT

Thứ năm - 29/05/2025 19:53
Việc học đem đến cho con người tri thức. Nói về học, người ta vẫn thường gắn với tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ có sức khỏe, có sự tiếp thu vấn đề nhanh nhạy, tuổi trẻ học để áp dụng vào cuộc sống. Những người trẻ tuổi ham học, say mê học là lẽ thường. Thế nhưng những người tuổi cao, nhất là ở độ tuổi “cổ lai hy” vẫn học, học say mê, thật đáng để ta ngưỡng mộ. Người tôi muốn chia sẻ trong bài viêt này là ông Nguyễn Bá Bình ở thôn Quê, xã Dương Liễu, huyện Hòai Đức, thành phố Hà Nội.

Cụ Ngô Quang Đạo bên cuốn từ điển chữ Nôm

 
     Tôi rất thích câu châm ngôn: “Ngọc bất trác bất thành khí - Nhân bất học bất tri lý”. Nghĩa là: “Ngọc không mài không sáng - Người không học, không hiểu biết”.
     Ông Nguyễn Bá Bình năm nay bước sang tuổi 70. Ở ông có một niềm say mê rất lớn đối với việc học Hán Nôm. Với ông học Hán tự không phải để thể hiện bản thân, hoặc làm một phương tiện mưu sinh. Với ông, học để thỏa mãn niềm đam mê, học để bù lại những điều mà khi còn trẻ ông chưa kịp thực hiện.
     Ông tâm sự: “Những năm tháng tuổi trẻ của tôi là những năm tháng sống trong quân ngũ. Khi phục viên, tôi lại tham gia công tác địa phương, là Chủ tịch UBND xã Dương Liễu, giai đoạn 1994-2000, sau đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Dương Liễu. Công việc xã hôi bộn bề, niềm say mê được hiểu biết, khám phá bí ẩn của chữ Hán chưa thể thành hiện thực”.
     Chính vì vậy, khi được nghỉ hưu, ông khao khát được tiếp tục học, được biết. Với ông việc học Hán Nôm không phải là cách để ông “giết thời gian”, “lấp chỗ trống” như cách của nhiều người cao tuổi. Học Hán tự để có thể hiểu, giải mã được những văn tự cổ. Đọc văn bản từ nguyên bản chữ Hán, chữ Nôm sẽ hiểu được nghĩa sâu xa mà các tác giả gửi gắm. Ông thích học chữ Hán, bởi ông cũng là người rất yêu thích văn hóa, lịch sử. Những di chỉ khảo cổ học, những sự kiện trong quá khứ, những danh nhân của quê hương, dân tộc luôn có một sức hấp dẫn lớn đối với ông. Ông tâm sự: “Tôi muốn những hiểu biết của tôi về lịch sử, văn hóa quê hương sẽ góp một phần nhỏ để các con tôi, cháu tôi và những người xung quanh hiểu và tự hào về truyền thống quê hương, đất nước mình”.

Ông Nguyễn Bá Bình, người ngoài cùng bên tay phải,
trao cuốn Tư liệu về Hán Nôm cho lãnh đạo địa phương xã Dương Liễu

 
     Biết rõ ở độ tuổi này không thể học theo cách của những người trẻ tuổi, ông tìm đến những bậc cao niên của làng, những người biết Hán tự, hiểu Hán tự để học. Cụ Ngô Quang Đạo là một trong những người ông tìm đến. Cụ Đạo đã có một thời trẻ tuổi được cha mẹ cho đi học thầy đồ dạy chữ Nho trong làng. Cụ ham mê học chữ Hán, dù gia nhập quân ngũ, rồi tham gia công tác của địa phương, cụ vẫn không ngừng trau dồi vốn chữ Hán của mình. Cụ tự mày mò, để không quên vốn từ vựng mà thầy đồ xưa đã dạy.
     Hai con người cùng ham mê học tập được gặp nhau. Cứ mỗi buổi chiều, trước giờ đón cháu, hoặc những lúc rảnh rỗi, ông Bình lại đến nhà cụ Đạo, vừa đàm đạo công việc như những người tri kỷ, tâm giao, vừa học hỏi vốn chữ Hán Nôm từ bậc cao niên. Mỗi ngày một chút, vốn chữ Hán, chữ Nôm cứ thấm dần vào con người ông từ lúc nào không hay. Khi vốn hiểu biết được nhiều hơn, ông lại có một ý tưởng: Sẽ sử dụng vốn từ Hán Nôm mình có để đọc các văn bia, hoành phi, câu đối ở các di tích lịch sử của địa phương như Chùa Hương Trai, Chùa Linh Châu, Quán thờ, Nhà bia tiên hiền...
     Ý tưởng của người học trò ở độ tuổi “cổ lai hy” thật đặc biệt và bất ngờ. Để thực hiện được ý tưởng của mình, ông đến các khu di tích, trao đổi với Ban Quản lý để Ban Quản lý di tích tạo điều kiện cho thầy trò ông Bình thực hiện việc đọc, ghi, dịch nghĩa các văn tự cổ. Thầy trò cùng nhau lọ mọ lên đình, lên chùa, lên quán thờ, vào nhà bia văn chỉ của xã Dương Liễu. Chẳng biết có bao nhiêu buổi sáng, bao nhiêu buổi chiều hai mái đầu bạc bên nhau, chăm chú nhìn, chăm chú đọc, chăm chú ghi lại. Cả một kho vốn chữ Hán Nôm phong phú được ghi lại trong những cuốn sổ của hai thầy trò. Nhưng việc học không bao giờ là dễ dàng. Có những đoạn văn bia, câu đối bị mờ. Những lúc như thế, ông Bình phải dùng phương pháp thủ công, lấy phấn bôi đậm lên chữ để cụ Ngô Quang Đạo có thể nhìn thấy và viết lại được vào cuốn sổ mà lúc nào, đi đâu cụ cũng mang theo. Ông kể, có những ngày thầy trò đến di tích từ sau giờ trưa, đến tối chỉ ghi lại được vài ba chữ, do văn bia khắc trên đá, qua sự bào mòn của thời gian, các nét chữ đứt gãy, mờ đi. Nhưng khó khăn ấy không làm thầy trò chùn bước, điều đó chỉ khiến cho hai thầy trò có thêm quyết tâm: Phải tìm cách để lưu giữ được những tư liệu vô cùng quan trọng và ý nghĩa này.
     Khi đã ghi lại được biết bao nhiêu ký tự Hán Nôm, hai thầy trò lại miệt mài dịch nghĩa của mỗi từ mình viết lại. Nhiều chữ dù viết được, nhưng chưa tự tin hiểu về nghĩa. Ông Bình đề xuất: Cái gì mình không biết, mình lại phải học tiếp.  Đó là nhờ Viện Hán Nôm, nhờ chuyên gia của Viện dịch nghĩa, rồi đối chiếu với nội dung mình đã biết. Cách làm này vừa giúp ông có được những thông tin chính  xác về nghĩa của các câu đối, của các hoành phi, văn bia, các đạo sắc phong ở di tích lịch sử của địa phương, vừa bồi dưỡng thêm những kiến thức về Hán Nôm.

Ông Nguyễn Bá Bình, người đứng giữa chụp ảnh cùng các bạn
tình nguyện viên Thư viện Dương Liễu trong Lễ hội Xuân 2025 của địa phương

 
     Từ những thông tin trên, để có những tư liệu đảm bảo tính xác thực, ông Nguyễn Bá Bình lại có ý tưởng biên soạn lại, nhờ Viện Hán Nôm hiệu đính, in thành sách, có xác nhận của lãnh đạo Viện để có thể lưu giữ và biến những cuốn sách đó thành cuốn tư liệu lịch sử của địa phương. Niềm ham mê học tập, khám phá đã khiến ông có được những ý tưởng sáng tạo, cống hiến cho quê hương, cho cộng đồng xã hội. Sau biết bao vất vả của việc đọc chữ, chú giải, rồi Viện Hán Nôm hiệu đính, cuốn sách ghi lại những nội dung của các văn bia, hoành phi, câu đối, các đạo sắc phong của Quán thờ Dương Liễu, Chùa Hương Trai, Chùa Linh Châu, Nhà bia tiên hiền, Đình làng Dương Liễu đã  được hoàn thiện. Cuốn sách không chỉ là một tư liệu quý chứng minh được giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích lịch sử địa phương mà còn là sản phẩm của quá trình học tập không ngừng nghỉ của ông Nguyễn Bá Bình, với sự giúp đỡ của cụ Ngô Quang Đạo ở xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
     Cuốn sách dày hơn 400 trang, vừa có nguyên bản Hán, Nôm, vừa có phần phiên âm, dịch nghĩa. Cầm trên tay cuốn sách, tôi nhận ra một điều: Việc học là không giới hạn. Và khi mỗi người có ý thức học tập, chủ động, tích cực học tập, học tập có mục đích, có phương pháp phù hợp thì thành quả vô cùng tuyệt vời. Khi ấy, ta không chỉ là người chinh phục tri thức mà trở thành người lan tỏa những giá trị của tri thức, của hiểu biết đến với tất cả mọi người.
     Chính từ sự say mê học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, nhiều người nói vui: Ông Nguyễn Bá Bình là một cuốn từ điển sống về lịch sử văn hóa của quê hương Dương Liễu. Với mong muốn những giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương không bao giờ mất, ông Nguyễn Bá Bình đã đồng ý là khách mời tham gia chương trình nói chuyện về truyền thống quê hương của Thư viện Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Chương trình đã được đọc giả đón nhận như một món quà hết sức ý nghĩa trước Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025.
     Tấm gương "Học tập suốt đời", "Học không bao giờ cùng" của ông Nguyễn Bá Bình đáng để chúng ta suy ngẫm và trân trọng.
 
Tin bài và ảnh: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
Hiệu trưởng trường THCS Dương Liễu, huyện Hoài Đức

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học