Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 92


Hôm nayHôm nay : 10851

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 299828

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22455256

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

KHUYẾN HỌC DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUẬN

Thứ sáu - 14/06/2013 15:39

       Khuyến học là một truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc Việt Nam. Với mục tiêu  “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”, công tác khuyến học ngày càng được Đảng và Nhà nước coi trọng.

      Quận Cầu Giấy là một đơn vị có bề dày truyền thống về phát triển giáo dục. Lãnh đạo quận xác định rõ: trọng tâm phát triển của quận là đẩy mạnh công tác giáo dục – đào tạo một cách toàn diện, bởi Cầu Giấy có lợi thế  hơn  các đơn vị khác về số các học viện, các trường đại   học lớn, các trường cao đẳng, trường nghệ thuật… với số lượng đông nhất thành phố. Vì vậy, cần phát huy thế mạnh này để phát triển  giáo dục và nâng cao dân trí. Quan tâm tới giáo dục, hiểu theo nghĩa toàn diện không chỉ học chính quy mà phải xây dựng một xã hội học tập cả ở cộng đồng,  đến từng nhà, đến từng người dân. Một điều rất khó với lãnh đạo cấp Uỷ Đảng chính quyền của quận và phường trong điều kiện hiện tại có quá nhiều việc phải giải quyết đồng thời về đời sống dân sinh, về vấn đề đô thị hoá, quá tải trong công việc được phân cấp, về chế độ chính sách, với nhiều hội đoàn thể cùng đồng thời hoạt động, việc nào cũng quan trọng và việc nào cũng cần phải quan tâm. Cấp Uỷ Đảng, chính quyền của quận xác định muốn phát triển lâu dài, bền vững phải quan tâm đến giáo dục và quan tâm đến hạ tầng xã hội - coi đó là định hướng, là trọng tâm phải tập trung đầu tư nguồn ngân sách thường xuyên, liên tục và nhất quán trong công tác chỉ đạo hàng năm. Phát triển giáo dục đồng nghĩa với phát triển kinh tế, phát triển đô thị. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư bền vững nhất bởi đó là đầu tư cho dân trí và đầu tư cho con người. Giáo dục muốn phát triển được phải có sự hỗ trợ, tác động của hoạt động khuyến học, của trung tâm học tập cộng đồng, của mọi tổ chức, mọi cá nhân người dân toàn xã hội.

   Đ/c Nguyễn Thị Vân Khanh trao học bổng cho học sinh trường Phú Mãn, huyện Quốc Oai.

     Với nhận thức đó, ngay từ khi Hội Khuyến học ra đời, lãnh đạo quận đã có chủ trương quan tâm, tạo điều kiện để Hội có thể hoạt động:

     1. Việc đầu tư cho công tác tổ chức được quận coi trọng. Quận đã cử    một đồng chí là Phó Chủ tịch UBND vừa nghỉ hưu đảm trách độc lập công tác Hội. Đồng chí  lãnh đạo  được phân công công việc mới  đã nỗ lực cố gắng vượt lên chính mình ( mới hôm qua còn là lãnh đạo), để lao vào công việc thật không dễ dàng, nhất là những ngày đầu mới thành lập với vô vàn khó khăn; cũng từ đó kéo theo việc lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học tại cơ sở là các cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu tại các trường ĐH, Học viện... Với bề dày kinh nghiệm về giáo dục, uy tín lãnh đạo, kinh nghiệm tham mưu,  mối quan hệ với các đơn vị phường, các đoàn thể, các doanh nghiệp, các trường học của cá nhân đồng chí cán  bộ lãnh đạo , cùng với  sự ủng hộ của lãnh đạo quận đã giúp cho hoạt động của Hội Khuyến học hoạt động thuận lợi hon ngay từ những ngày đầu và phong trào ngày càng bền vững.

    2. Với nhận thức rõ  vị trí và vai trò của Hội Khuyến học, nên các  chủ trương, nghị quyết, chính sách về giáo dục của quận  cơ bản đều có sự tham gia của Hội Khuyến học. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động của Hội đều được tháo gỡ ngay từ tổ dân phố, chi bộ, sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể cũng tạo nên sức mạnh cho mỗi người dân nhận thức để quan tâm tới việc nâng cao dân trí, quan tâm bồi dưỡng nhân tài.

    3. Quận bố trí về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc với đầy đủ các điều kiện hoạt động của cơ quan thường trực Hội và cơ sở phường, lấy nơi sinh hoạt cộng đồng như nhà họp, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nhà thư viện, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề để tổ chức các lớp học xoá mù chữ, các lớp dạy nghề, các hội thảo. Hội  nghị “Toàn dân đoàn kết   xây dựng đời sống văn hoá” được tổ chức thường xuyên ngay tại cụm dân cư tạo thuận tiện, gần gũi, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức văn hoá dân trí, đồng thời nâng vị thế của Hội KH. Hiện nay quận đã đầu tư xây dựng nhà văn hóa, nhà họp đáp ứng 70 -80% khu dân cư có nơi sinh hoạt, đây là điều kiện tiên quyết và vô cùng cần thiết cho sinh hoạt của người dân tại cộng đồng.

    4. Công tác tổ chức ở quận, ở phường, chi hội: Các nghị quyết chủ trương về các hoạt động khuyến học, khuyến tài, XDXHHT của Bộ Chính trị nghị quyết của các chi bộ, đòan thể chính trị, xã hội, UBND các phường được triển khai đến các tổ dân phố gắn với phong trào: “ Toàn dân xây dựng ĐSVH” tại khu dân cư. Trung tâm HTCĐ được đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, gắn với sinh hoạt của người dân, gần với UBND để vừa tiện sinh hoạt, vừa tiện tham mưu, đồng thời cũng là trụ sở làm việc của Hội KH vừa quản lý tài sản, vừa khâu nối các hoạt động của đoàn thể, vừa trưng bày được các hoạt động và thành tích của Hội, từ đó nâng cao hơn vị thế của Hội KH.

     5. Công tác xã hội hoá là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động khuyến học. Hàng năm, chủ tịch UBND quận ra lời kêu gọi ủng hộ Quỹ khuyến học, các đ/c lãnh đạo gương mẫu ủng hộ trước vừa tạo ưu thế vừa có thêm nguồn lực (nhất là trong lúc kinh tế lạm phát như hiện nay) để huy động sức mạnh lan tỏa đến toàn dân, đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau như tặng quà, cấp học bổng, tôn vinh những gương sáng về học tập, đạt giải cao trong các kỳ thi cả văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tại cụm dân cư, tặng thưởng trong các dòng họ, với sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, các đoàn thể, các cấp chính quyền với số tiền hàng tỷ đồng đã giúp rất nhiều em không phải bỏ học, nhiều em bị tàn tật, gia đình chính sách được theo học. Đặc biệt, các phần thưởng, các phần quà cho học sinh giỏi, cô giáo tài năng, dạy giỏi đã có tác dụng khuyến khích, động viên để có thêm nhiều gương sáng được tôn vinh, được lan toả.

    6. Công tác thi đua được quận coi trọng và đánh giá cao. Những  năm gần đây, hoạt động của cơ quan thường trực Hội cấp quận,   Hội KH các phường, các chi hội KH cơ sở phường hoạt động có hiệu quả thiết thực, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Vì thế, các đơn vị đều được đưa vào đánh giá thi đua như các phòng ban và các đòan thể chính trị. Đó là bước tiến được khẳng định, được tôn vinh đối với một hội đặc thù. Ngày Hội Khuyến học của quận cũng được lãnh đạo Quận uỷ, UBND tham dự đầy đủ, Hội đồng thi đua khen thưởng của quận khẳng định, ghi nhận và đánh giá cao bởi nhận được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân mang lại lợi ích thiết thực cho công tác giáo dục đào tạo. Quận Ủy, UBND hàng năm có các chuyên đề về hoạt động của Hội Khuyến học. Ban Tuyên giáo Quận Ủy, UBMTTQ trực tiếp chỉ đạo, giám sát kế hoạch hoạt động hàng năm và sự phối hợp với các đoàn thể.

     7. Không chỉ quan tâm về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc ổn định mà nguồn ngân sách Nhà nước được lãnh đạo quận cấp độc lập và tăng dần hàng năm. 

Kinh phí hàng năm cấp cho KH quận tăng từ 30 triệu, 50 triệu … 100 triệu, các phường từ 15 đến 30 triệu/ năm. Từ đó các cấp Hội có điều kiện, kinh phí để tổ chức các đợt thi viết về khuyến học như viết về dòng họ, viết về gương sáng khuyến học, sáng tác thơ, các bài hát… Tính đến nay, đã có 9 ấn phẩm được phát hành trên địa bàn quận  và phường, được phát rộng rãi đến các chi hội, tổ dân phố, các cơ quan, đơn vị thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia sáng tác cũng là tài liệu tuyên truyền hữu hiệu về hoạt động của HKH. Đó không chỉ là nguồn động viên cho cán bộ làm công tác khuyến học, mà còn khẳng định được vị thế, khẳng định được kết quả công việc, sự cần thiết của Hội Khuyến học trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của quận. 

    Cơ chế phân cấp quản lý của Thành phố cũng được quận áp dụng linh hoạt và sáng tạo như việc thực hiện Quyết định 30/2011/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính Phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo tại các Hội ( CT), được quận cân đối và thực hiện ngay từ đầu năm 2012, hỗ trợ kinh phí trực cho đ/c PCT, đ/c TT. Sang năm 2013 tiếp tục thực hiện mức phụ cấp 3.6 cho Chủ tịch Hội cấp quận, Phó CT Hội mức 1.8 và cán bộ thường trực mức 1.5, đang tham mưu để chi phụ cấp 1.5 cho Chủ tịch Hội các phường.

    8. Quan tâm tới việc nâng cao dân trí, phát triển sự nghiệp giáo dục của quận   đã được  khẳng định bằng những kết quả đã đạt được.  Giáo dục & Đào tạo đã liên tục được nhận cờ thi đua xuất sắc, cờ thi đua dẫn đầu của Thành phố trong 8 năm liên tục cũng  được khẳng định có sự đóng góp của Hội KH, của TTHTCĐ. Quận còn quan tâm và đầu tư tới các vùng sâu, vùng xa, chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ cho công tác giáo dục, xây dựng trường mầm non (tại huyện Đồng Văn, Hà Giang) với nguồn ngân sách 7 tỷ đồng ( trường đầu tiên được công nhận trường chuẩn Quốc gia của huyện). Vận động 5 tỷ đồng để xây mới trường tiểu học, hỗ trợ 647 triệu đồng, và 10 tấn quần áo, sách vở cho học sinh  năm 2009 nhân đợt rét đậm, rét hại. Quận cũng hỗ trợ để xây mới hòan chỉnh và hiện đại 1 trường mầm non huyện Lâm Hà với nguồn ngân sách cả 3 đợt là 6 tỷ đồng. Đây cũng là thể hiện tấm lòng, sự chia sẻ và quyết tâm đầu tư lớn cho giáo dục, điều đó cũng làm cho nhân dân quận Cầu Giấy nhận thức và coi trọng hơn công tác khuyến học, nâng cao dân trí. Việc đầu tư trên vừa thiết thực vừa có ý nghĩa lâu dài, có sức lan toả lớn trong quận, các quận huyện bạn và các tỉnh thành.

     9. Quận cũng chỉ đạo để các hội đoàn thể chính trị, hội xã hội, hội đặc thù, hệ thống các trường học có sự phối hợp giúp đỡ tạo điều kiện để Hội KH hoạt động thuận lợi như huy động quỹ, hoạt động TTHTCĐ làm tốt vai trò nòng cốt của Hội KH trong việc liên kết giữa các tổ chức, đoàn thể xã hội trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT trong quận.

     10. Chỉ đạo, tham mưu trong việc khai thác,tập hợp ,tìm hiểu, tôn vinh các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương cho  thế hệ trẻ thông qua việc tổ chức ngày hội khuyến học của các dòng họ nhất là với các dòng họ có nhiều gương khuyến học như tại  nhà thờ Nguyễn Khả Trạc (đã được đặt tên phố), nhà thờ họ Hoàng( có nhiều tiến sĩ làm quan trong triều và thành danh trong chế độ XHCN ), nhà thờ Nguyễn Vân Sơn, nhà thờ Nguyễn Như Uyên, làng khoa bảng Yên Hoà có tới 25 vị đỗ tiến sĩ, có 6 danh nhân được đặt bia ngoài Văn Miếu. Phố Hoa Bằng, phố Quan Hoa, phố Nguyễn Đức, các tuyến phố Trần Duy Hưng, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám…được đặt tên là những danh nhân hiếu học đỗ đạt cao trên địa bàn quận. Đó là những giá trị văn hoá vô giá, những tấm gương hiếu học hàng năm được các dòng họ truyền lại cho các con cháu góp phần không nhỏ trong việc tôn vinh giá trị truyền thống hiếu học tại Cầu Giấy. Toàn bộ các danh nhân được đặt tên cho các  tuyến phố đều được viết tiểu sử, được in thành sách để học sinh và nhân dân được biết. Không chỉ phòng VHTT, Hội CCB mà Hội Khuyến học cũng góp công rất lớn trong việc giữ gìn, bảo vệ, truyền dạy cho thế hệ trẻ noi theo

       Với vị trí mười năm liền liên tục đảm trách vị trí Phó CT phụ trách công tác GD&ĐT nói chung và KH nói riêng, tôi cũng đã tham mưu, đề xuất với lãnh đạo quận và chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để góp một phần trong thành công của sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, cơ quan Hội KH được TP đánh giá là đơn vị hoạt động bài bản, có nhiều sáng tạo được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,  của TW Hội KHVN,  của UBND, Hội KH TP, chính là sự nỗ lực của cán bộ, hội viên,đó là điều kiện, lý do tại sao Hội KH được quan tâm đầu tư, cũng là cơ sở thuận lợi cho lãnh đạo quận quyết định những vấn đề cần thiết, quan trọng cho hội. Đặc biệt là đ/c CT Hội KH Nguyễn Thúy Ngọc – nguyên Phó CT UBND quận, là một cán bộ lãnh đạo tâm huyết, sáng tạo, bền bỉ vượt mọi khó khăn trong những ngày đầu thành lập Hội gắn bó với sự nghiệp giáo dục,  là một tấm gương sáng trong hoạt động khuyến học.

    Hôm nay đây, khi được nghỉ chế độ, tôi được phân công tiếp tục đảm trách vị trí Chủ tịch Hội Khuyến học quận,với kinh nghiệm và tâm huyết     của những người đi trước,  với nhiều thuận lợi tiếp nối những công việc mà các đồng chí  đã và đang hoạt động khuyến học. Nhân dịp  kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Thành phố, hưởng ứng cuộc thi viết về đề tài khuyến học, với góc nhìn của một lãnh đạo UBND quận nhiều năm  và trực tiếp tham gia chỉ đạo Hội trong những năm qua, tôi mạnh dạn trao đổi một số kinh nghiệm, một số bài học thực tế với mong muốn đóng góp cho sự nghiệp khuyến học, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Thủ Đô ngày càng phát triển. 

 

Tác giả bài viết: NGUYỄN THỊ VÂN KHANH NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND QUẬN, CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC CẦU GIẤY

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học