Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 72


Hôm nayHôm nay : 359

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 338297

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22089472

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

MẠCH NGUỒN HẠNH PHÚC

Chủ nhật - 29/08/2021 09:51
Đến phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, hỏi thăm gia đình có truyền thống về học tập, giáo dục, chúng tôi được giới thiệu đến gia đình chị Lê Thị Hải Vân ở tổ 5, cụm dân cư số 7. Bà Phan Thị Huyền, Chủ tịch Hội khuyến học phường cho biết: "Đó là một gia đình có 2 con được khen thưởng về thành tích học tập giỏi năm 2020 vừa qua".
Cao Sơn Trà và Cao Vân Ngọc

Cao Sơn Trà và Cao Vân Ngọc

      Bố mẹ đều là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nên chị Hải Vân và em gái có nhiều thuận lợi trong học tập. Bản thân chị Vân là học sinh giỏi Văn, đi thi học sinh giỏi quận, thành phố khi học cấp 1, 2 tại trường tiểu học và THCS Tứ Liên. Lên cấp 3 chị học chuyên Văn tại trường THPT Hà Nội - Amsterdam. Với sở trường và niềm đam mê văn chương, chị đã quyết định thi vào Học viện Báo chí tuyên truyền và hiện nay chị đang là Biên tập viên của tạp chí Phụ nữ Quân đội (thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam). Chị Vân chia sẻ: "Với tôi, tình yêu với văn chương có lẽ bắt đầu được khơi nguồn từ những câu chuyện mà bố tôi đọc cho tôi nghe thuở ấu thơ vào mỗi tối; rồi lớn lên qua những cuốn sách mà bố mẹ mua cho, trên giá sách của gia đình; từ những "Dế mèn phiêu lưu ký", "Đất rừng phương Nam", "Cánh buồm đỏ thắm", thế giới đã mở rộng ra với tôi với bao kỳ thú... Và những chiếc giấy khen tôi nhận được trên từng chặng đường học tập của mình cũng ghi dấu ấn hình bóng bố cặm cụi không quản nắng mưa đèo tôi đến lớp học bồi dưỡng học sinh giỏi".
     Năm 2005, chị Hải Vân lập gia đình. Người bạn đời của chị, anh Cao Văn Sơn, tốt nghiệp Khoa Hóa trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện nay là Tiến sĩ, Phó viện trưởng Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô thuộc Bộ Công Thương. Anh chị có 2 cô con gái là Cao Sơn Trà và Cao Vân Ngọc, hiện đang học lớp 9 tại trường THCS Chu Văn An và lớp 7 tại trường THCS Nguyễn Công Trứ. Cao Sơn Trà là học sinh giỏi liên tục các năm cấp 1 và cấp 2. Riêng Cao Vân Ngọc, ngoài học giỏi các môn văn hóa, cháu còn có đam mê về các môn năng khiếu. Cháu đã đạt được một số thành tích như: Giải A cấp thành phố trong cuộc thi vẽ tranh "Bay cao ước mơ" do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội phối hợp với Vietnamairlines tổ chức (năm lớp 4); Giải Nhì thi bơi cấp quận năm lớp 5; Giải Nhất môn Văn cấp trường năm lớp 6. Nghỉ hè, hai chị em đều tích cực tham gia hoạt động hè ở cụm dân cư.       
      Với quan điểm "tri thức là tài sản bố mẹ để lại cho các con", anh chị Sơn-Vân đã quan tâm tạo điều kiện tối đa cho việc học tập của các con. Các trang thiết bị cần thiết cho việc học đều được đáp ứng, cho các con đi học thêm đồng thời hướng dẫn con học bài ở nhà. Học tập để có kiến thức là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Được hướng dẫn, rèn giũa, Sơn Trà và Vân Ngọc ngoài thời gian đi học đã biết làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ như đi chợ, nấu cơm, lau dọn nhà cửa... Với đặc thù công việc nên anh chị nhiều khi phải đi công tác xa, có khi phải đi cả tuần, nên việc các con phải tự lập trong cuộc sống là điều hết sức cần thiết. Hàng ngày, Trà và Ngọc tự đạp xe đến trường, chỉ khi nào đi học thêm ở xa thì bố mẹ mới đưa đi. Ông bà nội ở xa, nhưng may mắn là ông bà ngoại ở sát cạnh nên anh chị cũng được hỗ trợ thêm một phần. Nhờ sự trông nom, chỉ bảo của ông bà nên hai cháu thêm hiểu biết và có ý thức trong việc học tập cũng như trong cuộc sống. Ông bà và bố mẹ đều thống nhất trong phương pháp giáo dục các con, các cháu, đó là chỉ định hướng, hỗ trợ chứ nhất định không làm hộ, làm thay; đặc biệt tôn trọng ý kiến của con cháu, không áp đặt.

Đại diện Hội Khuyến học phường Tứ Liên và tổ dân phố
tặng phần thưởng cho Sơn Trà – Vân Ngọc
      Chị Vân tâm sự: Trong gia đình tôi, ai cũng có đam mê đọc sách. Bố tôi giờ đã hơn 70 tuổi nhưng ông vẫn làm thẻ thư viện để mượn sách về đọc. Bản thân tôi và ông xã buổi tối trước khi đi ngủ vẫn duy trì thói quen đọc sách. Sơn Trà và Vân Ngọc cũng được yêu cầu phải đọc sách để bổ sung kiến thức và phần thưởng học sinh giỏi của các cháu thường là sách truyện. Chúng tôi đã được giáo dục rằng: "Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở", và "Tài sản bố mẹ để lại cho các con là tri thức". Bố mẹ là giáo viên nên mức thu nhập chỉ đủ tiêu. Có những thời điểm kinh tế gia đình khó khăn nhưng bố mẹ vẫn ưu tiên đầu tư cho việc học của con. Đồng lương nhà nước ít ỏi, bố mẹ tranh thủ dạy thêm, làm thêm, từ sáng tinh mơ đến tận đêm khuya. Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi phấn đấu không mệt mỏi, cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức để có được thành công như ngày hôm nay. Chúng tôi rất thấm thía với quan điểm của bố mẹ là: Tài sản vật chất rồi cũng sẽ hết nếu chỉ biết hưởng thụ, chỉ có tài sản tinh thần mới là bền vững mãi mãi, có tri thức thì ta sẽ tự làm ra của cải vật chất. Nối tiếp mạch nguồn truyền thống ấy của gia đình, chúng tôi đã, đang và sẽ giáo dục các con của mình bước tiếp trên con đường ấy, con đường đi tới hạnh phúc bằng tri thức. Chỉ có như vậy, hạnh phúc mới thực sự nằm trong tay ta.

LÊ VĂN PHÚC
   Hội Khuyến học phường Tứ Liên

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học