Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 21

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 19


Hôm nayHôm nay : 2653

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227143

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21978318

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

DÒNG HỌ NGUYỄN VŨ VỚI CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI, XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP

Thứ bảy - 16/10/2021 09:44
Dòng họ Nguyễn Vũ xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội có nguồn gốc từ dòng họ Vũ thuộc huyện Tứ Kì, tỉnh Hải Dương. Sau gần 200 năm, nay dòng họ đã có 9 đời với gần 100 hộ sinh sống tại hai xã Phú Cát, Quốc Oai và Yên Trung, Thạch Thất, Hà Nội.
Dòng họ Nguyễn Vũ trao thưởng cho con cháu là học sinh giỏi nhân ngày Trạo họ

Dòng họ Nguyễn Vũ trao thưởng cho con cháu là học sinh giỏi nhân ngày Trạo họ

      Mặc dù là một dòng họ nhỏ, nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, cuộc sống gặp không ít khó khăn, song trong những năm gần đây, mọi người , mọi nhà trong dòng tộc đã rất quan tâm tới việc khuyến học, khuyến tài. Các thế hệ đều có nhận thức: học tập để mở mang tri thức, cải thiện cuộc sống và đặc biệt là để con người hoàn thiện đầy đủ hơn về mọi mặt. Chính vì lẽ đó, nhà nhà đều dồn tâm lực nuôi dạy con cái khôn lớn, trưởng thành.
     Theo gia phả của dòng tộc, cụ tổ Vũ Quang Lương là người đã từng làm Chánh Đề Lao trong triều Tây Sơn. Sau đó, vào đầu thế kỉ XX, ở đời thứ năm và thứ 6 của dòng họ có các cụ Quản Lạng, cụ Thuyết, cụ Thọ, ông Hào được nhân dân trong vùng đánh giá là những người ham học hỏi, biết nhiều chữ nghĩa. Trong những năm tháng trường kì ở hai cuộc chiến tranh lịch sử của dân tộc, mọi người vừa ra sức lao động, chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng vẫn khôn nguôi ý chí rèn chữ, luyện tài. Dòng họ Nguyễn Vũ đã làm tròn bổn phận của những người con quê hương trên các mặt trận, đồng thời kiên trì đèn sách trong các lớp bình dân học vụ, trong những mái nhà cổ kính, trang nghiêm nơi đình chùa, quán, miếu - nơi được gọi là lớp học, cốt để tìm được cái chữ.
      Và quả thật trời đã không phụ công người, giữa gian khó ấy đã ánh lên những tia sáng, ấy là thầy giáo Nguyễn Văn Thực, cô giáo Đỗ Thị Tẻo, những người kĩ sưtâm hồn đầu tiên của dòng họ đã mang con chữ đến với xóm làng, quê hương.   
      Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Nam Bắc về chung một nhà, toàn dân có điều kiện học tập thuận lợi hơn. Tuy nhiên người dân Phú Cát vẫn trật vật trên con đường học hành bởi địa bàn dân cư heo hút, xa trung tâm, trong đó có con em dòng tộc Nguyễn Vũ. Phát huy truyền thống hiếu học, các cô bác, anh chị đã gánh gạo, lội bộ, ăn nhờ ở trọ để được học, được biết, đem kiến thức thu nhận được vào cuộc sống. Khi ở Phú Cát người dân có trình độ Đại học chỉ đếm trên đầu ngón tay thì dòng họ Nguyễn Vũ cũng đã có các bác, các anh được ghi danh. Đó là bác Khoa, chú Trường.
      Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, khi phong trào Xã hội hóa giáo dục được tuyên truyền rộng khắp, nhà nhà ưu tiên nhiều hơn cho việc học tập mở mang tri thức thì dòng họ Nguyễn Vũ cũng hòa mình trong làn sóng ấy. Gần một thập kỉ qua (từ năm 2010 đến 2018), dòng họ Nguyễn Vũ đã có 22 con em đỗ vào các trường Đại học, trong đó có các em, các cháu đang làm việc, học tập ở đơn vị, công ty, doanh nghiệp và các trường học lớn. Tiêu biểu là cháu Nguyễn Văn Vững, từng là sinh viên Xuất sắc của trường Đại học FPT, hiện nay với trình độ N2 tiếng Nhật, Vững đang làm Quản lý dự án tại Công ty phần mềm FPT Hà Nội. Cháu Nguyễn Đức Mạnh, Bác sĩ khoa Nội thần kinh Bệnh viện 105 Sơn Tây, Hà Nội và cháu Nguyễn Tuấn Thắng, sinh viên lớp Tài năng, Khóa 63, Khoa Cơ điện tử, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.


Dòng họ Nguyễn Vũ phát thưởng cho học sinh giỏi trong họ 
      Để thúc đẩy con em ra sức thi đua học tập, năm 2010, dòng họ Nguyễn Vũ đã thành lập Ban khuyến học và phát động phong trào xây dựng quỹ khuyến học. Với mức quyên góp 50.000đ/ 1 gia đình, tổng quỹ năm đầu chỉ là 4.100.000đ (Bốn triệu một trăm nghìn đồng). Sau đó nhờ có nhận thức đúng đắn, sự hưởng ứng tích cực của cả dòng tộc và hơn nữa là lòng hảo tâm của nhiều người, nguồn quỹ ấy đã lớn dần theo năm tháng. Đến nay (2019), tổng số quỹ lên đến 35.500.000đ (Ba lăm triệu năm trăm ngàn đồng). Số tiền tuy không lớn, song cũng đủ để Ban khuyến học dòng họ động viên khen thưởng con em có thành tích cao trong học tập. Hằng năm vào ngày 17 tháng chạp, cháu con trong dòng tộc cùng nhau tụ hội về nhà thờ họ làm lễ giỗ tổ và tuyên dương, khen thưởng thành tích học tập.  Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính, biết ơn nguồn cội và cũng là thời khắc vinh danh của những cháu con đã cố công luyện rèn. Phần thưởng không nhiều nhưng đó là nguồn cỗ vũ lớn lao về vật chất và tinh thần của cả dòng tộc đối với sự cố gắng vươn mình của các em, các cháu; tạo động lực thúc đẩy để các em, các cháu bay cao, vươn xa tới những chân trời mới.
      Hưởng ứng việc phát động viết bài tuyên truyền về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tôi, với cương vị là con dâu đời thứ bảy, là Phó ban khuyến học của dòng họ Nguyễn Vũ xã Phú Cát xin được chia sẻ những điều tôi được biết, được làm về công tác khuyến học của dòng tộc. Tôi thiết nghĩ việc làm, thành tích  của gia tộc mình chỉ là “hạt cát giữa sa mạc”, nhưng thực tế bãi cát giữa sa mạc là do nhiều hạt cát mà thành. Vậy nên tôi đem thứ ấy hòa chung với mọi nhà, mọi người để chúng ta cùng chung tay xây dựng cuộc sống tươi đẹp.


 
 LÊ THỊ THU ANH
Trường THCS Phú Cát , huyện Quốc Oai

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học