Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 19


Hôm nayHôm nay : 8577

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336999

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22088174

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Trung tâm học tập cộng đồng: Xu thế trên thế giới & tiềm năng phát triển ở Việt Nam

Thứ sáu - 16/12/2011 12:04
Bài viết của PGS-Tiến sỹ Đặng Quốc Bảo đăng trên số đặc biệt giữa tháng 12 của Báo Giáo dục & Thời đại.
Trong phần TTHTĐ - Xu thế trên thế giới, PGS-TS Đặng Quốc Bảo cho biết: TTHTCĐ ra đời  đầu thế kỷ XX tại Hoa Kỳ, sau đó là ở Liên Xô sau cách mạng tháng 10. Tuy nhiên sau đó, các thiết chế này chậm phát triển do cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ vào thập niên 30, còn ở Liên Xô sau thời kỳ Tân Kinh tế khi bước vào nền kinh tế tập trung. Đến thập niên 70, sau khi chủ nghĩa thực dân cũ thất bại hoàn toàn, thế giới bước vào cuộc dân chủ hoá đời sống xã hội rộng rãi, thì thiết chế TTHTCĐ được coi như một kênh GD bổ sung cho kênh nhà trường cấp lớp chính qui. Quan điểm về loại hình này được quảng bá ra ngoài nước Mỹ. Các nước trên thế giới đón nhận nó như một giải pháp vượt qua khủng hoảng giáo dục. Cơ quan  nghiên cứu sự canh tân giáo dục (INNOTECH) của các nước Đông Nam Á đã nghiên cứu và phổ biến các chương trình như : IMPACT, ISOSA, RIT cho các nước trong vùng để phát triển TTHTCĐ và nhà trường cộng đồng ( Tiểu học cộng đồng, Trung học cộng đồng, Cao đẳng cộng đồng).
Trong phần TTHTĐ - Tiềm năng phát triển ở Việt Nam, bài viết cho biết : Ở Việt nam TTHTĐ phát triển nhanh chóng. Năm 1988 chỉ có 10 TTHTĐ, năm 2003 có 1400 Trung tâm, đến năm 2008 có 9010 trung tâm và năm  2010 lên đến 11000 TTHTCĐ. Theo các sự đánh giá chính thức thì thiết chế này đã làm được một số việc như sau : góp phần xoá mù chữ và bổ túc có kết quả cho người lao động ở các vùng khó khăn; Tạo cơ hội cho công dân " Học suốt đời"; đặc biệt các kỹ năng sống; dạy nghề phổ thông cho người nghèo; góp phần nâng cao ý thức công dân,.. Thiết chế này không có mục tiêu cấp bằng ĐH, nhưng nó có thể ví như một kiểu "ĐH nhân dân". Kết thúc bài viết, tác giả kết luận : " Các địa phương ở nước ta cần có các vị tư lệnh văn hoá giáo dục biết phối hợp bổ sung cả ba binh đoàn GD: GD nhà trường cấp lớp chính quy, GD nhà trường cấp lớp phi chính quy và GD phi trường quy - mà tiêu biểu ở đây là TTHTCĐ- tạo nên nền GD thực học, hình thành sức mạnh văn hoá mới của dân tộc. Đó là nền văn hoá : " Sửa đổi được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa xa xỉ" làm cho dân tộc trở thành " Dân tộc thông thái" như Bác Hồ mong ước".
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học