Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 31

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 28


Hôm nayHôm nay : 2282

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 221604

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22377032

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Biết tìm đâu hoa anh đào Hà Nội?

Thứ tư - 11/04/2012 18:53
Tại chương trình phát vào sáng thứ sáu và tối thứ bảy tuần qua (23-24.3.2012), Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu khá dài cảnh hoa anh đào nở rộ tại thủ đô nước Mỹ, do phóng viên thường trú của đài truyền về.
 

Biết tìm đâu hoa anh đào Hà Nội?

Nhiều người dân Hà Nội “thưởng thức” anh đào như thế này!

Được biết không riêng Mỹ, nhiều nước có hoa anh đào di thực từ chính quốc Phù tang. Một số đường phố Paris có những rặng anh đào Nhật Bản, đến kỳ rộ hoa lại hút khách. Tại thủ đô Hàn Quốc, trên đường vào Nhà Quốc hội có một vườn hoa anh đào, không rõ mang từ Nhật sang hay là hoa bản địa. Có lần nước chủ nhà đăng cai một hội nghị toàn cầu, bạn chọn thời điểm tháng tư không chỉ bởi thời tiết Seoul dạo này đã qua rét mướt mà còn hàm ý khoe sắc anh đào...

Anh đào là quốc hoa của Nhật Bản, trong khi hoa cúc là biểu tượng vương triều, hoa ngân hạnh tượng trưng thủ đô Tokyo. Hoa nào cũng đẹp, cũng hàm ý nghĩa, tuy nhiên số đông người Nhật chuộng hoa anh đào. Sau tiết xuân phân, anh đào nở rộ là nô nức lễ hội ngắm hoa anh đào. Anh đào chúm chím đẹp, mãn khai càng đẹp, lụi tàn vẫn đẹp. Ngắm hoa cuối mùa, nhìn các cánh hoa mong manh rời cành hoa theo gió cuộn bay một quãng mới nhẹ nhàng hạ cánh, một nhà văn tưởng nghe lời nhắn gửi của hoa: “Mùa xuân ơi, tạm biệt! Chúng em đi về chốn vĩnh hằng đây”.

Hoa là tình yêu thương tôn kính, là thông điệp giữa người với người, người dâng tiên tổ, là sợi dây chắp nối các dân tộc vượt lên biên cương, kỳ thị, hận thù. Hình như không có cộng đồng hay sắc tộc nào rẻ rúng hoa. Biết bao văn nhân, nghệ sĩ cổ kim nhìn hoa ngẫm chuyện đời. Ngàn năm trước, thiền sư Mãn Giác của chúng ta kệ: “Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một cành mai”. Ngàn năm sau, thi hào Ấn độ Rabidranath Tagore ngẫm: “Ta mang đóa hoa hồng tặng người yêu, có phải vì trong hoa sẵn có thông điệp ta không diễn nổi bằng lời?”.

Học giả Nhật Bản Kakuzo Okakura quả quyết: “Khi chàng trai thời nguyên thủy hái bông hoa dại tặng người yêu, ấy là lúc loài người thoát ra khỏi tình trạng dã hoang nửa người nửa thú”. Nhà thơ Huy Cận đến hôm nay như vẫn thủ thỉ cùng hoa: “Mỗi năm hoa về đây/Hoa nói gì với người/Lòng đời chắc nặng lắm/Hoa nói hoài không thôi”...

Nghe nói hoa anh đào Nhật Bản được trồng tại thủ đô của Mỹ từ lâu. Thế chiến thứ hai, quân đội Nhật bất ngờ trút bom xuống Pearl Harbour (Trân Châu cảng) của Mỹ ở Viễn Đông, gây nhiều thiệt hại. Người dân Mỹ giận dữ phá hết cây anh đào Nhật. Công viên anh đào ngày nay bên dòng Potomac ở Washington D.C. trồng lại sau chiến tranh, là một điểm hẹn văn hóa. Phátxít Nhật có thời áp bức tàn bạo người dân bán đảo Triều Tiên. Hoa anh đào đẩy hận thù về quá khứ, góp phần tạo lập quan hệ đối tác Hàn - Nhật ấm nồng.

Lan man chuyện ngoài để ngẫm chuyện nhà. Người Việt Nam ta ai cũng yêu hoa, quý hoa. Chừng 6-7 năm trước, Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản phối hợp với bạn tổ chức hội hoa anh đào. Người Hà Nội nghe tin, nô nức đến sớm và đông tới mức ai chậm chân là không có cách nào len vào nổi để được tận mắt nhìn anh đào nở rộ vừa đến từ đất nước Phù tang.

Rút kinh nghiệm, hội hoa sau làm trong không gian rộng lớn. Người đến hội càng đông. Xảy ra sự kiện buồn là hôm bế mạc, một số người ào vào giành hoa, cướp hoa, ai cũng cố với bẻ cho được một cành, khiến anh đào đớn đau tơi tả, bạn ngỡ ngàng và ta xấu hổ.

Mùa hè 2009, chuẩn bị đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, một nhóm kiều bào ta sinh sống tại Nhật và Mỹ đề xuất đưa hoa anh đào từ Nhật Bản về trồng tại Hà Nội. Ý tưởng đẹp được Hội Hoa Nhật Bản hoan nghênh, hỗ trợ. Bạn đồng ý cung cấp một ngàn cây giống (đợt đầu), chịu chi phí vận chuyển sang Hải Phòng và đưa về Hà Nội, Cty quy hoạch hoa Nhật Bản cử chuyên gia sang hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa.

Kiến nghị của kiều bào đề đạt tới chính quyền thủ đô, đồng gửi nguyên Phó Chủ tịch Nước Trương Mỹ Hoa - Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ngày 26.6.2009, UBND TP.Hà Nội tại công văn số 5937/UBND-VHKG do Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Đình Khôi ký, chính thức hồi âm.

Chính quyền thủ đô “hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến của kiều bào, coi đây là hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản”. UBND thành phố Hà Nội “giao Cty công viên cây xanh Hà Nội làm đầu mối tiếp nhận cây giống hoa anh đào và tổ chức trồng cây tại các trục đường phố Hà Nội”. Công văn này cùng được chuyển tới nguyên Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chánh Văn phòng UBND thành phố, Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường Hà Nội v.v...

Gần ba năm đã qua. Hoa anh đào Nhật Bản nay ở nơi đâu? Trắc trở tại khâu nào? Đã đành ta thiếu gì hoa đẹp, hoa sang. Tuy nhiên, giá mà... Giá mà bên cạnh hồng đào, bích đào, mai vàng, mận trắng, ban rừng..., có thêm quốc hoa Nhật Bản giữa lòng thủ đô Việt Nam ngàn năm văn hiến...

Phan Quang

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học