Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 60

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 58


Hôm nayHôm nay : 1887

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 251813

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25911040

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

KHÁT VỌNG CỦA BÁC HỒ

Thứ ba - 10/05/2022 11:19
"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Chủ tịch HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH

       Nhân ngày sinh nhật lần thứ 132 của Bác Hồ, tôi lại một lần nữa đọc và viết về tấm gương tự học, học suốt đời của Bác Hồ. Tôi đang làm quản lý về công tác khuyến học tại quận Tây Hồ gần 10 năm, nên rất quan tâm đến việc tự học của Bác, để học theo Bác mà làm tốt công tác tuyên tuyền cho các tổ chức hội, hội viên khuyến học có cách làm mới thực hiện tốt Chỉ thị số 14/CT – TTg ngày 25/52021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 -2030 trên địa bàn quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
       Nghĩ về cuộc đời của Bác Hồ, Bác luôn có khát vọng được sống, được học tập, khát vọng tìm con đường cứu nước; cứu dân... để thực hiện được ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.   
       Đọc nhưng trang sử viết về cuộc đời của Bác, chúng ta đã biết ơn Bác, bởi Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân từ ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng. Bác đã ra nước ngoài bắt đầu một hành trình gian khổ để tìm đường cứu nước với niềm tin sẽ có ngày trở về giải phóng Tổ quốc và đem lại tự do cho nhân dân.
      Lòng yêu nước của Bác được thể hiện qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu và hoạt động cách mạng. Bác đã tự nguyện đi làm thuê để kiếm sống, để học tập, để hoạt động chính trị. Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước. Đi đến đâu Bác cũng học, tìm mọi cách để học. Bác tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi đi qua để biết cách ứng xử; học tiếng nước ngoài để giao tiếp, học nghề để kiếm sống và để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, viết sách báo, viết truyện, viết kịch ở Pháp, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, làm nghề bốc thuốc chữa bệnh ở Thái Lan, chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ... Bác đã làm rất nhiều việc, chính nhờ sự tự học mà Bác đã có được vốn sống, được giao tiếp học hỏi, được trải nghiệm và nuôi chí lớn để hoạt động cách mạng.Có thể nói, tấm gương tự học của Bác Hồ là mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý, vô nguyên tắc… mà việc tự học của Bác đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, Người tự học với một động cơ trong sáng với ý nguyện cao cả là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc.
        Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng cần học tập và noi gương Bác về nghị lực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ tài phục Tổ quốc, vụ nhân dân. Tấm gương tự học; học suốt đời và những tư tưởng của Bác về vấn đề tự giáo dục mãi mãi tỏa sáng để cho mỗi chúng ta tự phấn đấu, rèn luyện, vươn lên. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết và đã tạo các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự học trong nhân dân. Để đạt mục tiêu đề ra, Việt nam phải trở thành xã hội học tập và không có con đường nào khác là mỗi người phải tự học và học suốt đời.Với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi người dân rồi sẽ là những công dân số, công dân học tập, từ trẻ tời già đều cần phải học với phương châm “Cần gì học nấy”, nếu mỗi người không có ý thức tự bồi đắp, trang bị, cập nhật kiến thức, tri thức cho bản thân kịp thời và thường xuyên thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu. Qua trên 20 năm thực hiện công tác khuyến học mới thấy vai trò của Hội khuyến học ngày nay đã có nhiều việc làm thiết thực đóng góp cho sự phát triển của công cuộc xây dựng xã hội học tập. Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020", các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập...đã được xây dựng và thành công, nhiều phong trào học tập của mọi người đã được nâng lên. Những năm tiếp theo của thập niên thứ ba thế kỷ 21, chúng ta tiếp tục thực hiện  Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị, Kết luận 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 489/QĐ-TTg ngày 8/9/2020 và Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030, trong đó mô hình “Công dân học tập” , “Cộng đồng học tập” được xây dựng từ cấp huyện đến cấp tỉnh;Thành phố đây là những việc làm khi thành công sẽ đưa người dân chúng ta bước vào một đời sống văn hóa mới có kinh tế, có tri thức...ở mức độ cao.
       Để đạt được mục tiêu như  vậy, bắt đầu từ ngày hôm nay, mỗi tổ chức Hội khuyến học, mỗi hội viên khuyến học cần noi theo tấm gương của Bác Hồ về con đường tự học và học suốt dời, ngoài việc học các kiến thức tại các trường lớp, trường đời vẫn là môi trường để mỗi chúng ta trải nghiệm từng bước để đi tới thành công. Tôi đã về hưu và tham gia công tác khuyến học được gần 10 năm, hàng ngày vẫn miệt mài cùng mọi người làm khuyến học. Kết thúc bài viết này tôi muốn dùng hình ảnh của những những người cao tuổi ở các cơ sở  vẫn ngày đêm làm công tác khuyến học chính là học và làm theo Bác Hồ, những việc làm nhỏ bé của từng hội viên khuyến học là những bông hoa thơm dâng lên Bác  nhân 132 ngày sinh của Người.
                                      Chiều chiều họ vẫn đạp xe,
                             Để tập thể dục, vừa “nghe” sức mình,
                                      Vừa làm công việc nghĩa tình,
                             Bàn việc khuyến học, tôn vinh  hiền tài...
                                      Đạp xe rèn sức dẻo dai,
                             Việc nhà, việc nước chung vai giúp người.
                                      Để sống vui; khỏe ai ơi,
                             Tuổi cao còn “gánh” việc đời. Đời vui./.
 
Tây Hồ, ngày 9.5.2022 
                                                         
ĐÀO DUY TRUNG
Hội khuyến học quận Tây Hồ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học