Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 79


Hôm nayHôm nay : 4006

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 532949

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33383748

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

HỌC TẬP SUỐT ĐỜI: HỌC VÌ BẢN THÂN, HỌC VÌ ĐẤT NƯỚC

Thứ bảy - 08/03/2025 10:59
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết “Học tập suốt đời”, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên học tập, trang bị kiến thức để bắt kịp yêu cầu ngày càng phát triển của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự thay đổi to lớn trong đời sống xã hội.
     
 
     Đặc biệt là cán bộ, đảng viên, phải nêu cao tinh thần học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung.
     Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng ta. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ. Người căn dặn: “Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng phải học thêm…Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”.
     Cách nói giản dị ấy của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị, khi việc tự học đã thực sự trở thành nhu cầu, thành nét đẹp văn hóa của mỗi người.
     80 năm xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta đã có hệ thống giáo dục thống nhất từ mầm non đến sau đại học; các loại hình trường lớp, loại hình đào tạo đa dạng đã mang lại cơ hội học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi. Mạng lưới, quy mô giáo dục mở rộng khắp các vùng, miền. Các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài từng bước đi vào chiều sâu, thực chất.
     Không phải người Việt Nam nào cũng trở thành Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư, nhưng học tập luôn là cơ hội bình đẳng cho mọi công dân và luôn được đáp ứng.
     Nhiều tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học từ nông dân, công nhân, đến cán bộ, giáo viên, thầy thuốc…đã chứng minh sự sáng tạo và đóng góp không nhỏ cho cộng đồng với những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, những kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao.
     Có người đã 60, 70 tuổi vẫn theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chỉ với mục đích “học để làm gương cho con cháu noi theo”. Những kết quả đầy ý nghĩa của phong trào tự học đã đóng góp một phần quan trọng để chúng ta gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới.
     Đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần có tư duy, tầm nhìn, việc làm đột phá; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì sự nghiệp chung. Nhất là trong thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh; hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả và Nghị quyết số 57-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
     “Học tập suốt đời” sẽ giúp mỗi người không tụt hậu trước sự biến đổi nhanh chóng của thế giới hiện tại và làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách; đất nước cũng nhờ đó mà có đội ngũ cán bộ biết đúng - sai; dám nhận lỗi và dám sửa lỗi; dám chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng; biết làm chủ bản thân, đủ bản lĩnh chống lại bả vinh hoa, mồi phú quý; khi cần sẽ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho nước, cho dân.
     “Học tập suốt đời” là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí, để đất nước có nguồn nhân lực đủ trí tuệ và bản lĩnh giải quyết những thách thức cấp bách; tháo gỡ những rào cản của cơ chế, chính sách, chấm dứt tình trạng trì trệ, lúng túng trong công việc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đó là cách duy nhất, hướng đi tất yếu trên con đường phát triển của mọi quốc gia.
     Từng cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của “Học tập suốt đời”, không ngừng tự học để cập nhật kiến thức mới, tham gia phong trào “Học tập số”, phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ; tích cực vận động người thân, gia đình, dòng họ chuyên cần tự học.
     Chỉ khi thực hiện hiệu quả việc “Học tập suốt đời”, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung thì đất nước mới có thể vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 
NGUYỄN BÁ CHÂU
(Nguồn Báo Hà Nội mới)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học