Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 131


Hôm nayHôm nay : 4901

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 533844

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33384643

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

TRÊN 150 CÁN BỘ KHUYẾN HỌC HÀ NỘI THAM DỰ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC NĂM 2025

Thứ bảy - 22/03/2025 10:10
Thực hiện Chương trình công tác năm 2025; Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác Hội và thực hiện các nhiệm vụ do Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam giao; Sáng ngày 20/3/2025 tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai, Ban Thường vụ Hội Khuyến học Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác khuyến học; triển khai một số nội dung mới và giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cho đội ngũ cán bộ khuyến học Thành phố.

Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ TW Hội Khuyến học Việt Nam,
Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội - Chủ trì Hội nghị

 
     Dự, chỉ đạo và làm báo cáo viên lớp tập huấn có Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội - Chủ trì Hội nghị; Đại biểu huyện Quốc Oai có đồng chí Nguyễn Khắc Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học Hà Nội, Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Quốc Oai; Đồng chí Kiều Doãn Lực - Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Quốc Oai; Cùng dự Hội nghị Tập huấn có các đồng chí đại diện Huyện ủy, UBND huyện Quốc Oai và trên 150 học viên là các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Kiểm tra Hội Khuyến học Hà Nội; các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học các quận, huyện, thị xã và đại diện các tổ chức Hội cơ sở.

TS.Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
trực tiếp báo cáo viên của lớp Tập huấn

 
     Hội nghị được TS.Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trực tiếp báo cáo viên của lớp Tập huấn. Các học viên đã được báo cáo viên truyền đạt các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”: Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/02/2025 về “Một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025”; Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025 về “Triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”; Kết luận số 128-KL/TW ngày 07/3/2025 về “Chủ trương công tác cán bộ”. Đặc biệt Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về “Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” và “Khuyến học xanh”. 
     Theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, TS.Nguyễn Hồng Sơn khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc; Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
     Tuy nhiên, tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm; quy mô, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách xa so với nhóm các nước phát triển; nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành, cán bộ, công chức và Nhân dân về chuyển đổi số chưa đầy đủ và sâu sắc; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt lõi; thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đáp ứng yêu cầu; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu; hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng số còn nhiều hạn chế; an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu còn nhiều thách thức.

Quang cảnh Hội nghị Tập huấn
 
     Đất nước ta đang đứng trước yêu cầu cần có chủ trương, quyết sách mạnh mẽ, mang tính chiến lược và cách mạng để tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
     Mục tiêu đến năm 2030: Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế. Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến.
     Tầm nhìn đến năm 2045: Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu có 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.Về triển khai, tổ chức thực hiện, Nghị quyết giao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nêu rõ.

TS.Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
trao đổi với các học viên dự Tập huấn về "Khuyến học xanh"

 
     “Khuyến học xanh”, TS.Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: “Khuyến học xanh” là chuyển đổi cách thức dạy học và học tập trong các cơ sở giáo dục, cung cấp những phương pháp học tập hiện đại trên cơ sở những công nghệ học tập mới, giúp các học viên tự học, tự định hướng việc học tập vì công việc đảm nhiệm theo chương trình chuyển đổi xanh của quốc gia. Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg, phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2030, tầm nhìn 2050”.
     Xác định nội hàm của khái niệm “Khuyến học xanh”, TS.Nguyễn Hồng Sơn nêu rõ: Cùng với Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia”, Chiến lược “Chuyển đổi xanh” sẽ được triển khai trong mọi lĩnh vực hoạt động thuộc nền kinh tế quốc dân, trong đó có giáo dục, đào tạo và khuyến học. Để xác định hướng chuyển đổi xanh trong hoạt động khuyến học theo đúng mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Hội Khuyến học nghiên cứu khi triển khai 2 chức năng chính của Hội, đó là:
     Thứ nhất, Hỗ trợ, khuyến khích hoạt động dạy và học trong hệ thống giáo dục ban đầu để góp phần với ngành giáo dục tạo nguồn nhân lực mới chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức.
     Thứ hai, Thúc đẩy, vận động việc học tập suốt đời của người lớn, xây dựng nhân lực tại chỗ chất lượng cao, giúp lực lượng lao động trong các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, an ninh, quốc phòng... thông qua hoạt động học tập và tự học thường xuyên để phát huy tận lực những tiềm năng trong mỗi cá nhân, nhờ đó có năng suất lao động cao, sáng tạo trong mọi hoạt động, cải thiện đời sống cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội.

TS.Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
trao đổi với các học viên dự Tập huấn về xây dựng các mô hình học tập

 
     Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định 387/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, giai đoạn 2021-2030” và Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 về “Xây dựng mô hình Công dân học tập, giai đoạn 2021-2030”, TS.Nguyễn Hồng Sơn thông báo những kết quả đạt được trong hơn 2 năm qua của các cấp Hội về xây dựng các mô hình học tập: “Gia đình học tập”, “Dòng học học tập”, “Đơn vị học tập”, “Xã hội học tập” và “Công dân học tập”; các chỉ tiêu đều đạt và vượt theo định hướng của Trung ương Hội. Trong thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và cấp ủy địa phương về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Đặc biệt quán triệt, nghiên cứu, học tập và tuyên truyền sâu rộng bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Học tập suốt đời”: Học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích cho xã hội - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, TS.Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Đ/c Đào Thị Tạo - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học quận Thanh Xuân,
Chủ tịch Hội Khuyến học phường Nhân Chính phát biểu trao đổi tại Hội nghị

 
     Qua trao đổi của báo cáo viên, TS.Nguyễn Hồng Sơn, các học viên tham gia lớp Tập huấn cũng đã có những câu hỏi với báo cáo viên và báo cáo viên cũng đã trao đổi, chia sẻ và có những giải đáp để làm rõ những nội dung, vấn đề trong quá trình triển khai, tổ chức và thực hiện công tác Hội tại cơ sở. 

Đ/c Nguyễn Văn Hách - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học Hà Nội,
Chủ tịch Hội Khuyến học quận Cầu Giấy phát biểu trao đổi tại Hội nghị

 
     Tại Hội nghị Tập huấn, đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội đã triển khai các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác khuyến học hiện nay; trong đó có 05 vấn đề cần giải quyết, đó là:

Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ TW Hội Khuyến học Việt Nam,
Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội
trực tiếp báo cáo viên của lớp Tập huấn
 
     Thứ nhất, Tăng cường công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch của Trung ương và Thành phố về công tác khuyến học, đặc biệt là Nghị quyết 23/NQ-TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 07/02/2024 của UBND Thành phố tới các tổ chức cơ sở Hội, cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
     Thứ hai, Nâng cao chất lượng tổ chức Hội cơ sở, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên, đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức Hội và phát triển hội viên: Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, hội viên cơ sở.
     Thứ ba, Đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp và đa dạng hình thức tuyên truyền tới tổ chức Hội, cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân về các văn bản Trung ương, Thành phố về xây dựng các mô hình học tập, xây dựng xã hội học tập; Tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tuyên truyền về các phong trào thi đua và điển hình tiêu biểu; Khuyến khích, nhân rộng những tấm gương cần cù, kiên trì, say mê học tập, đổi mới sáng tạo; Phát huy vai trò nòng cốt trong liên kết, tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, các ban, ngành, đặc biệt là Ngành Giáo dục và Đào tạo để thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phù hợp tình hình mới.
     Thứ tư, Chú trọng xây dựng các mô hình học tập: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” và cốt lõi là xây dựng mô hình “Công dân học tập” đảm bảo chỉ tiêu, định hướng của Trung ương Hội, của UBND Thành phố; Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động.
     Thứ năm, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...ủng hộ các nguồn lực xã hội cho công tác khuyến học và xây dựng, phát triển Quỹ Khuyến học; Đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích, động viên và hỗ trợ những học sinh, sinh viên có năng khiếu, đạt thành tích cao trong học tập, vượt khó học giỏi; người lao động có tinh thần học tập suốt đời, có thành tích xuất sắc.

Đ/c Nguyễn Khắc Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học Hà Nội, Huyện ủy viên,
Trưởng Phòng GD&ĐT huyện, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Quốc Oai phát biểu

 
     Kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh đã triển khai tới các cấp Hội Khuyến học Hà Nội một số nội dung hoạt động trong thời gian tới cần được tổ chức và thực hiện. Hội nghị Tập huấn một số nội dung mới và nghiệp vụ công tác khuyến học năm 2025 của Ban Thường vụ Hội Khuyến học thành phố Hà Nội đã thành công rất tốt đẹp và đây là những hành trang quan trọng để các cấp Hội Khuyến học Thủ đô thực hiện trong giai đoạn kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng - Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khẳng định.

Đ/c Hà Thị Lê Nhung - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học Hà Nội,
Chủ tịch Hội Khuyến học quận Đống Đa phát biểu trao đổi tại Hội nghị


Tin bài và ảnh: NGUYỄN BÁ CHÂU
Hội Khuyến học Hà Nội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học