Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 59


Hôm nayHôm nay : 12864

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 350802

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22101977

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Hội khuyến học quận Long Biên : Báo cáo 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW

Thứ tư - 22/02/2012 23:18
Hội khuyến học quận Long Biên : Báo cáo 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW

Hội khuyến học quận Long Biên : Báo cáo 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW

..............................
BÁO CÁO
Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW của Bộ Chính trị và
Chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (2007- 2011)
Phương hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo

 
 
 

PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 11/CT-TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 26/CTR-TU CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007-2012
          Ngay sau khi quận Long Biên được thành lập và đi vào hoạt động, công tác khuyến học, khuyến tài của quận đã được sự quan tâm lãnh đạo của Quận uỷ, sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân quận, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm nhanh chóng đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của quận đáp ứng yêu cầu nâng cao về chất lượng giáo dục của quận, tăng cường công tác phổ cập giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hoá, đào tạo nghề, nhu cầu tìm hiểu kiến thức của nhân dân được quan tâm và tiến hành triển khai đồng bộ.
          Ngày 14/4/2007 Bộ Chính trị có Chỉ thị số 11-CT/TW “ Về tăng cường sự lãnh đạo của đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Ngày 20/12/2007, Thành uỷ Hà Nội ra “Chương trình hành động” thực hiện chỉ thị trên.
          Sau 5 năm triển khai thực hiện chỉ thị 11 của Bộ Chính trị và chương trình hành động của Thành uỷ Hà nội, quận uỷ Long Biên đã lãnh đạo uỷ ban nhân dân, Hội Khuyến học và cả hệ thống chính trị của quận trên chức năng nhiệm vụ của mình tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận. Nhờ đó, nhận thức về công tác khuyến học của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và của nhân dân đ­ược nâng cao rõ rệt. Sự chuyển biến về nhận thức đã giúp cho hoạt động khuyến học trên địa bàn Quận phát triển ngày một tăng và đa dạng.
          Hoạt động khuyến học đã thu hút đ­ược đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với các phong trào cụ thể “Xây dựng xã hội học tập”; “ Gia đình hiếu học”, “ Dòng họ khuyến học”, tổ dân phố, phư­ờng khuyến học đã góp phần tạo ra không khí thi đua từ mỗi gia đình, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị bằng những việc làm thiết thực đã đóng góp cho sự phát triển trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong toàn Quận và đã đạt được các kết quả sau:
1. Công tác phổ biến, quán triệt và ban hành kế hoạch và các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 26/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội.
          Bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội, Ban chấp hành Hội khuyến học quận Long Biên đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng đạt hiệu quả tốt.
Hội đã tích cực tuyên truyền đ­ường lối, quan điểm của Đảng, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà n­ước về công tác khuyến học : Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Chương trình hành động số 26 /CTr-TU ngày 20/12/2007 của Thành ủy Hà Nội Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thông qua các Hội nghị giao ban, tổng kết Hội, tuyên truyền trên đài truyền thanh các phư­ờng, các sinh hoạt của MTTQ, Tổ dân phố và các đoàn thể. Tại Đại hội Khuyến học lần thứ II của Quận ( Tháng 9/2009) với yêu cầu đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, các đồng chí lãnh đạo Quận ủy, UBND Quận đã quan tâm chỉ đạo sát sao hoạt động của Hội với yêu cầu nâng cao hiệu quả, thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho công tác khuyến học, khuyến tài, chú trọng xây dựng các gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tổ dân phố khuyến học làm hạt nhân và là động lực thúc đẩy công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập trong toàn Quận. Chính vì vậy 14/14 ph­ường đã có Nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ đảng về công tác khuyến học và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Hàng năm Hội khuyến học Quận đến cơ sở đều có kế hoạch hoạt động, tổ chức họp giao ban, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác thi đua khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập.
Tháng 7/2010, Hội Khuyến học Quận đã tổ chức Hội thảo “ Vai trò của Tổ dân phố, dòng họ trong việc xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến  học, tổ dân phố khuyến học” đã có tác dụng tốt trong việc đấy mạnh phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, là dịp để các cấp uỷ đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo; xây dựng các giải pháp để đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài tại cơ sở. Qua Hội thảo nêu gương các điển hình trong việc triển khai tốt phong trào xây dựng “Gia dình hiếu học”, “Dòng họ Khuyến học”, “ Tổ dân phố khuyến học” trong toàn Quận.
          2. Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập :
Để phát triển mạnh mẽ và vững chắc, Hội khuyến học quận Long Biên khoá II đã xây dựng các mô hình khuyến học phù hợp với thực tiễn hoạt động của từng đơn vị và đã chỉ đạo nhân rộng trong toàn Quận, đi sâu vào các cơ quan, xí nghệp, trường học, tổ dân phố và đã thực hiện các chỉ tiêu sau của Chương trình hành động số 26/CTr-TU của Thành uỷ Hà Nội :
- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục các cấp. Thực hiện tốt duy trì phổ cấp giáo dục Tiểu học và  THCS ; đến năm 2011 đã có 14/14 phường đạt phổ cập THPT.
- 100% cán bộ phường trong Quận có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc, hàng năm được đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản lý, pháp luật, kinh tế-xã hội.
- 100% cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước của Quận được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị phù hợp với chuyên môn và yêu cầu công tác.
- Kết  quả củng cố, phát triển hệ thống, mạng lưới Hội Khuyến học từ cấp cơ sở, phường, Quận đã làm nòng cốt cho sự liên  kết, phối hợp với các tổ chức xã hội, lực lượng xã hội tham gia vào phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đến nay, Hội Khuyến học Quận Long Biên đã ổn định về tổ chức, phát triển mạnh số lượng Hội viên. Hội Khuyến học Quận đã chỉ đạo và tổ chức Thành công Đại hội  Khuyến học 14 phường và Đại hội Hội Khuyến học Quận Lần thứ II ( tháng 9/2009). Đến nay, toàn Quận đã có 14/14 phường có tổ chức Hội Khuyến học trực tiếp là đồng chí Phó Chủ tịch phường phụ trách Văn xã làm chủ tịch Hội; Tổng số chi hội (bao gồm TDP, các cơ quan, đơn vị, trường học): 678; Tổng số hội viên: 43.273, tăng 38.8 % so với năm 2007.       
- Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Quận uỷ – HĐND – UBND Quận, Phòng GD&ĐT Quận, Hội khuyến học Quận đã tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng Quận và  ra Quyết định thành lập Trung tâm Học tập cộng đồng ở 14 phường nhằm góp phần tạo cơ hội và điều kiện cho đông đảo mọi ng­ười cùng được học tập, Hội khuyến học đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức các hình thức hoạt động linh hoạt, nội dung phong phú như­: thời sự, chính sách, pháp luật, chuyển giao công nghệ kỹ thuật nông nghiệp, dạy nghề, học văn hoá, ngoại ngữ, tin học, văn nghệ, thể dục thể thao, chuyên đề tư­ vấn việc làm, giao tiếp ứng xử, bảo vệ môi tr­ường, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống tệ nạn xã hội.... Bình quân toàn Quận mỗi năm huy động 250 000 lượt ngư­òi tham dự với trên 1.600 chuyên đề; Các chuyên đề có số người dự đông nh­ư chuyên đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyên đề chăm sóc sức khoẻ ng­ười cao tuổi, chuyên đề thời sự, chuyên đề giao tiếp ứng xử...Các phường huy động số l­ượt ngư­ời tham dự cao như­ ph­ường Đức Giang, Phúc Lợi, Thạch Bàn, Sài Đồng, Giang Biên; các ph­ường làm tốt công tác đào tạo nghề ngắn hạn là Ngọc Thuỵ, Giang Biên, Sài Đồng, Th­ượng Thanh.
Nhằm nâng cao năng lực công tác hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Hội khuyến học, BCH Hội đã chú trọng đặc biệt đến công tác tập huấn kỹ năng nghiệp vụ và ph­ương pháp công tác cho cán bộ và hội viên BCH hội cơ sở và các chi hội TDP.  Hằng năm, th­ường trực BCH Hội tổ chức các buổi t­ư vấn, trao đổi trực tiếp với BCH Hội khuyến học các ph­ường, giúp các ph­ường trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các ch­ơng trình công tác của Hội tại cơ sở đạt hiệu quả cao nhất.
          5 năm qua, BCH Hội đã xây dựng và ban hành các tiêu chí cụ thể trong việc xây dựng “Gia đình hiếu học tiêu biểu”, “Dòng họ khuyến học”, “TDP khuyến học”, “Ph­ờng khuyến học”. Các tiêu chí đư­ợc tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Thực hiện nghiêm túc quy trình bình xét các danh hiệu thi đua, từ đó đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua trong công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn quận :
          Mô hình “Gia đình hiếu học”:
          Bám sát vào nội dung yêu cầu Chỉ thị số 11/CT-UBND của Chủ tịch UBND Quận Long Biên, BCH Hội khuyến học đã phát động phong trào thi đua xây dựng “Gia đình hiếu học”, đây là một trọng tâm của Hội, vì xây dựng “ Gia đình hiếu học” có vai trò quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho xã hội trong việc xây dựng xã hội học tập. Xây dựng “Gia đình hiếu học” với các nội dung cụ thể, thiết thực:
          - Mọi ng­ười trong gia đình đều có nội dung kế hoạch học tập, không ngừng nâng cao hiểu biết, trình độ năng lực, lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, mọi ng­ười có kết quả học tập đ­ược xác định.
          - Gia đình thư­ờng xuyên quản lý, chăm lo, khuyến khích, giúp đỡ mọi người trong gia đình đạt đư­ợc kết quả học tập; gia đình hoà thuận, đạt gia đình văn hoá; các con đi học đúng độ tuổi, kết quả học tập Khá, Giỏi, đạo đức ngoan; gia đình có góc học tập yên tĩnh cho con em.
- Gia đình tích cực tham gia đóng góp phong trào khuyến học của địa phương.
Phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học” đ­ược kết hợp chặt chẽ với xây dựng Gia đình văn hoá trên địa bàn toàn quận và ngày càng phát triển về chất lượng và số lượng.
          Mô hình “Dòng họ khuyến học”:
Việc triển khai phát động xây dựng “Dòng họ khuyến học” trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2007- 2012 có thể khẳng định là một việc làm có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng trong điều kiện thay đổi về quản lý hành chính từ xã lên phường, từ thôn làng truyền thống thành TDP, khu dân cư­. Xây dựng “Dòng họ khuyến học” là một trong những giải pháp nhằm duy trì mối quan hệ huyết thống trong dòng họ, cơ sở để con cháu trong dòng họ đem lại vinh dự cho dòng họ, cho cha mẹ, khẳng định truyền thống hiếu học của các dòng họ.
Trong nhiệm kỳ qua, có 10 ph­ường đã làm tốt việc triển khai xây dựng mô hình “Dòng họ khuyến học”; Hội khuyến học Quận đã tổ chức các hội nghị tọa đàm với nội dung “Vai trò của Dòng họ khuyến học trong việc xây dựng xã hội học tập”, thông qua đó đã hư­ớng dẫn các Dòng họ việc triển khai đăng ký xây dựng Dòng họ khuyến học. Đến nay, 18/18 Dòng họ đã xây dựng kế hoạch, nghị quyết khuyến học; hàng năm tổ chức khen thư­ởng cho con cháu trong dòng họ học Khá, học Giỏi; các gia đình trong dòng họ tích cực tham gia xây dựng quỹ khuyến học cho dòng họ và cho tổ dân phố. Sau 5 năm thực hiện, trên địa bàn quận đã có 18 Dòng họ đ­ược công nhận “Dòng họ khuyến học”, trong đó các dòng họ tiêu biểu như­: Dòng họ: Nguyễn Tất Thành - ph­ường Đức Giang (được Trung ­ương Hội khuyến học Việt Nam tặng Bằng khen năm 2008); Dòng họ: Lê Đăng - ph­ường Ngọc Thuỵ; Dòng họ: Thẩm - ph­ường Long Biên; Dòng họ: Âu – phường Việt  Hưng.
          Mô hình “Tổ dân phố khuyến học”:
          Bám sát vào tiêu chuẩn xây dựng TDP văn hoá trên địa bàn quận, từ thực tiễn hoạt động, Hội khuyến học quận Long Biên đã triển khai xây dựng mô hình “Tổ dân phố khuyến học” nhằm phát triển hội rộng rãi ở các TDP. Đến nay, đã có 309/316 TDP đăng ký xây dựng TDP khuyến học với 4 tiêu chuẩn cụ thể, trong đó đặc biệt quan tâm và thực hiện khẩu hiệu “Không để trẻ em phải bỏ học vì lý do kinh tế”. Các TDP đã làm tốt công tác huy động các lực l­ượng xã hội vận động các gia đình tạo điều kiện cho con em đi học; làm tốt công tác xây dựng quỹ khuyến học ( xây dựng trung bình 15.000-20.000 đồng/hộ gia đình/ năm); Tổ chức nề nếp việc biểu dương, khen thưởng, tặng quà cho các cháu học sinh nghèo vư­ợt khó - học giỏi, tặng th­ưởng học sinh giỏi có thành tích xuất sắc trong học tập nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, Tết nguyên đán.
          Mô hình “Phư­ờng Khuyến học”:
Nét mới trong 5 năm của Hội khuyến học quận Long Biên đó là thực hiện xây dựng mô hình Ph­ường khuyến học trên địa bàn quận. Ngay sau khi triển khai xây dựng mô hình điểm tại ph­ường Bồ Đề năm 2007, đến nay quận đã có 14/14 ph­ờng đăng ký thực hiện tiêu chí “Ph­ường khuyến học” và đạt đ­ược nhiều thành tích.
          Với các tiêu chí xây dựng “Phường khuyến học” nh­ư: Số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học”; Số TDP đạt danh hiệu “TDP khuyến học”; Số học sinh giỏi đạt thành tích cao trong học tập (Thi đỗ điểm cao vào các trường đại học, HCV và đạt các giải trong các kỳ thi học sinh giỏi Thành phố và toàn quốc…); Số hội viên hội khuyến học và công tác xây dựng phát triển quỹ khuyến học… đã góp phần tích cực trong việc xây dựng “Xã hội học tập”. Các phư­ờng đã tổ chức tốt việc tuyên d­ương, khen th­ưởng học sinh giỏi nhân dịp khai giảng năm học mới (từ bậc tiểu học đến đại học). Bên cạnh đó, còn tổ chức việc gặp gỡ các em học sinh thi đỗ điểm cao vào các trư­ờng cao đẳng, đại học nhằm động viên các cháu tiếp tục học tốt.
          Việc triển khai xây dựng mô hình ph­ường khuyến học là một tiêu chí trong việc triển khai công nhận danh hiệu “Ph­ường Văn hoá” trong triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của quận Long Biên.
           Công tác  đầu t­ư cho phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá :
          Từ khi thành lập Quận đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Quận luôn đón nhận đ­ược sự quan tâm chỉ đạo Quận uỷ – HĐND – UBND bằng những nội dung, chư­ơng trình cụ thể nh­ư: xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch theo tiêu chí “Chuẩn hoá và xã hội hoá”. Chính vì vậy, quy mô giáo dục của Quận luôn đ­ược giữ vững và có bư­ớc phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
            Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đ­ược ­ưu tiên đầu tư­ cao nhất, khi mới thành lập quận mới có 01 trường đạt chuẩn quốc gia, các trường còn lại cơ sở vật chất chưa được trang bị các thiết bị hiện đại, diện tích nhiều trường chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Với sự quan tâm ưu tiên đầu tư rất cao cho giáo dục, Quận uỷ - Uỷ ban nhân dân quận đã tập trung ưu tiên mở rộng diện tích, cấp đất mới cho xây dựng trường, đã tiến hành xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cho 51/52 trường MN, TH, THCS của quận, theo hướng đảm bảo cơ bản chỗ học cho con em nhân dân quận, trang thiết bị đầu tư đồng bộ hiện đại. Đến nay, đã có 32 trư­ờng mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn Quốc gia, 28 tr­ường tiểu học, THCS đư­ợc công nhận Chuẩn thư­ viện tiên tiến và thư viện xuất sắc. 100% các trư­ờng học đã kết nối mạng internet, phục vụ công tác quản lý bằng công nghệ thông tin, 100% các tr­ường học tiểu học, THCS có phòng máy tính dạy tin học cho học sinh.
       Công tác đầo tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, VC, trong ngành GD&ĐT được quan tâm đặc biệt trong chương trình 04 của quận uỷ khoá II, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, VC của ngành GD&ĐT đã được ưu tiên; tập trung đáp ứng yêu cầu của việc chuẩn hoá, hiện đại hoá ngành GD&ĐT.
      Chất l­ượng dạy và học ở các bậc học, cấp học đ­ược nâng lên, các trư­ờng học đạt tr­ường tiên tiến xuất sắc, giáo viên dạy giỏi đượ đánh giá ngày càng thực chất, yêu cầu cao, số lượng đăng ký thi và kết quả tăng khá theo từng năm học.
          Công tác thực hiện xã hội hoá Giáo dục và Đầo tạo :
          Công tác xã hội hoá giáo dục cà đào tạo của quận trong 5 anm qua đã có các bước phát triển rõ nét. Đồng thời với việc Nhà nước tăng cường đầu tư cho GD&ĐT, việc huy động các nguồn lực cho pơats  triển GD&ĐT trong quận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả, Với  giáo dục cấp mầm non, quận đã đã xây dựng đề án nâng cao chất lương giáo dục mầm non giai đoạ 2010- 2015 trong đó tạo điều kiện cho phát triển mầm non ngoài công lập đồng thời  tăng cường quản lý Nhà nước với loại hình này,cùng với hệ thống trường công lập đã đáp ứng khá tốt nhu cầu gửi trẻ của con em nhân dân quận.. Với các cấp học phổ thông , quận đã xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các nhà trường, đưa chương trình dạy cà học chất lượng cao của quốc tế vào các nhà trường. Đã có trường tư thục chất lượng cao được thành lập và đưa vào hoạt động trong quận( trường TH và THCS Mùa Xuân, với CSVC  đẳn cấp quốc tế và đội ngũ CB, GV tốt ) Quận đang tiếp tục tạo đièu kiẹn cho các nhà đầu tư các trường học chất lượng cao trên địa bàn.
           Các TTHT cộng đồngvà TTGDTX đã thực hiện khá tốt công tác dạy nghề cho nhân dân,đáp ứng yêu cầu thực hiên an sinh xã hội trên đia ban.
          Năm năm qua, Hội khuyến học quận Long Biên đã có nhiều hoạt động phối hợp với các ban ngành, tổ chức chính trị – xã hội, các nhà hảo tâm, các tổ chức, các cơ quan  trong việc hỗ trợ tinh thần vật chất cho các hoạt động giáo dục - đào tạo, xây dựng quỹ khuyến học, cấp học bổng cho học sinh, khen th­ưởng các thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục, khen th­ưởng các học sinh xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Việc xây dựng quỹ khuyến học được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Quận tới cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nhờ vậy, quỹ của Hội ngày càng phát triển. Cấp Quận mỗi năm huy động đạt từ 70 đến 90 triệu đồng; Cấp cơ sở, Phư­ờng huy động đạt trên 1 tỷ đồng.
          Quỹ của Hội từ Quận đến cơ sở đều đ­ược đảm bảo chi đúng mục đích, động viên khen th­ưởng kịp thời các học sinh giỏi, học sinh nghèo v­ượt khó...
          Công tác biểu d­ương, khen th­ưởng:
Phong trào thi đua khuyến học từ cơ sở đến Quận trong nhiệm kỳ qua càng ngày càng sôi động. Ghi nhận những kết quả đạt đ­ược của Gia đình, Dòng họ, TDP, Ph­ường trong phong trào khuyến học, Hội khuyến học của Quận đã nhận được Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố năm 2007, Bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam năm 2011. Các đơn vị tiêu biểu như­: phường Bồ Đề, phường Việt Hưng năm 2009 được Hội khuyến học thành phố Hà Nội khen. Trung tâm học tập cộng đồng phường Đức Giang được Bộ GD&ĐT đánh giá là mô hình hoạt động tiêu biểu được các đơn vị bạn trong và ngoài Thành phố đến tham quan, học tập. Đặc biệt, với việc tổ chức “Ngày hội khuyến học” truyền thống của Quận và các phường hàng năm đã động viên khen thưởng những tấm gương học giỏi, học sinh vượt khó vươn lên học tập, các gia dình, dòng họ, TDP, phường khuyến học, tôn vinh các nhà hảo tâm, các cơ quan, các tổ chức đã ủng hộ, đóng góp cho trào khuyến học trên địa bàn Quận.
* Giai đoạn 2006- 2011, Hội Khuyến học Quận đã khen thưởng:
- 11 phường khuyến học
- 116  lượt tổ dân phố đạt TDP khuyến học.
- 22 dòng họ đạt Dòng học Khuyến học
- 191 gia đình đạt gia dình Hiếu học
- 357 học sinh vượt khó học giỏi
- 115 học sinh thi đỗ Đại học điểm cao
* Những vấn đề cần tiép tục phấn đấu:
- Công tác dạy nghề, hướng nghiệp thực hiên phân luồng cho thanh niên sau khi học xong THCS cần làm mạnh mẽ hơn nữa tạo điều kiện cho thanh niên phát triển phù hợp với năng lực học tập, đáp ưng nhu cầu lao động có tay nghề phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của quận.
-Chất lượng giáo dục cần quan tâm , đặc biệt chất lượng giáo dục chất lượng cao.
- Công tác tuyên truyền cho xã hội hoá giáo dục, tăng cường các nguồn lực xã hội cho GD&ĐT cần được thực hiên đềi khắp hơn tại các địa phương.
 
* Bài học kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị và  Chương trình hành động số 26/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội.
          - Sự lãnh đạo, định hư­ớng  của  cấp uỷ Đảng, sự tạo điều kiện của các cấp  chính quyền với phong trào khuyến học là yếu tố quyết định cho sự phát triển và chất l­ợng công tác khuyến học của Quận và cơ sở.
          - Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng nhân dân, các đoàn thể, tổ chức chính trị- kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Quận.
          - Vai trò chủ động, năng động , sáng tạo của BCH Hội khuyến học quyết định hiệu quả hoạt động và  phát huy truyền thống, lợi thế, tiềm năng của Quận trong công tác khuyến học, tập hợp các lực l­ượng tham gia với  tinh thần xã hội hoá giáo dục.
          -  Sự chủ động, tâm huyết của các dòng họ tại các cơ sở, là yếu tố quan trọng trong phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học “, “Dòng họ khuyến học” động viên con cháu học giỏi, chăm ngoan .
          4. Những đề xuất, kiến nghị Trung ương, Thành phố sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị:
          - Có cơ chế chính sách  động viên cán bộ, công chức, viên chức  tích cực tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn hàng năm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.
          - Có chính sách  về đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nâng mức kinh phí hoạt động hàng năm cho các Trung tâm học tập cộng đồng.
PHẦN II: ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TIẾP TỤC TỔ CHỨC, THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 11/CT-CT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 26/CTR-TU CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI
            I. Mục tiêu, chỉ tiêu:
1. Mục tiêu:
Hỗ trợ thực hiện tốt giáo dục chính quy theo các mục tiêu phát triển đến năm 2016, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi ng­ười ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ đ­ược học tập th­ường xuyên, học liên tục, học tập suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi ngư­ời, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tích cực xây dựng xã hội học tập.
2. Chỉ tiêu:
- Duy trì và giữ vững kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ở bậc tiểu học, THCS, THPT. Huy động trên 90% trẻ khuyết tật có thể đi học các lớp phổ  cập, tr­ường chuyên biệt dành cho trẻ em.
- Phấn đấu 100% cán bộ cấp Quận, Ph­ường đ­ược học tập, bồi d­ưỡng, cập nhật thường xuyên về kiến thức quản lý, pháp luật, kinh tế – xã hội nhằm nâng cao khả năng công tác.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Nhà n­ước đ­ược tham gia các khoá đào tạo, bồi d­ưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ… phù hợp với chuyên môn và nhu cầu công tác.
- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất l­ượng, hiệu quả hoạt động của 14 Trung tâm học tập cộng đồng.
- Trên 70% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học”
- Hàng năm tăng 20% số dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ khuyến học”
- Có từ 50- 60 % TDP đạt danh hiệu “TDP khuyến học”
- Có 80 % trở lên Ph­ường đạt danh hiệu “Phư­ờng khuyến học”
3. Nhiệm vụ và giải pháp:
3.1 Công tác tuyên truyền:
Tiếp tục công tác tuyên truyền để các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và xã hội nghề nghiệp về Chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 26/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội nhằm nhận thức rõ: Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của tất cả các tổ chức, của tất cả các thành viên trong từng tổ chức, vì vậy, cần đ­ược huy động toàn dân tham gia.
3.2 Phát triển tổ chức hội và hỗ trợ giáo dục - đào tạo:
- Xây dựng và củng cố tổ chức Hội Khuyến học từ cơ sở đến Quận ngày càng vững mạnh.
- Vận động nhân dân hỗ trợ phát triển nhiều loại hình GD&ĐT gắn kết hệ thống giáo dục chính quy trong các nhà trư­ờng với hệ thống học tập ngoài xã hội (bao gồm các tr­ường dân lập, tư­ thục, các trung tâm dạy nghề…). Công tác  khuyến học, khuyến tài đ­ược thực hiện cả đối với học sinh, sinh viên trong nhà tr­ường và tất cả những ngư­ời học ngoài xã hội.
- Đối với hệ thống các tr­ường chính quy, các cấp Hội cần tích cực, chủ động góp phần xây dựng môi tr­ường giáo dục lành mạnh, thân thiện (Dạy tốt-Học tốt), thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng tr­ờng học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục&Đào tạo phát động, góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại như­ học sinh bỏ học, lưu ban nhiều năm, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực thâm nhập vào nhà tr­ường, quan tâm đến đạo đức của học sinh thông qua các hoạt động và tác động của các gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tổ dân phố khuyến học…
- Phối hợp với nhà trư­ờng việc tổ chức quản lý giáo dục và chăm sóc học sinh.
3.3. Đẩy mạnh công tác xây dựng các mô hình:
- Vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ cho mọi người không có điều kiện học tập ở nhà tr­ường có cơ hội đ­ược học tập với các hình thức học tập phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng ng­ười, khuyến khích việc tự học trong các điều kiện khác nhau, trên các lĩnh vực khác nhau và học suốt đời.
- Phối hợp với các phòng, ban, ngành đoàn thể trong quận xây dựng và nhân rộng các Ph­ường, Tổ dân phố, Dòng họ khuyến học, Gia đình hiếu học tiêu biểu; đặc biệt tăng số Dòng họ khuyến học tại các ph­ường.
3.4. Thực hiện tốt XHH công tác khuyến học, xây dựng quỹ khuyến học:
- Tiếp tục sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cấp học bổng cho những sinh viên các tr­ường Đại học có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em học tập tốt để sau khi tốt nghiệp cống hiến cho quê h­ương đất n­ước.
- Tiếp tục xây dựng quỹ khuyến học, quản lý và sử dụng quỹ đúng mục đích, có hiệu quả.
 
 TM. BAN CHẤP HÀNH  HỘI
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        CHỦ TỊCH
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Trần Thị Ngọc

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học