Trong không khí thi đua sôi nổi hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025) Người thanh niên yêu nước, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Thực hiện chương trình chuyển đổi số và xây dựng mô hình “Công dân số, xã hội số”; Hội Khuyến học phường phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân đã tổ chức “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” với phong trào “Bình dân học vụ số”, góp phần nâng cao kỹ năng số cho nhân dân trên địa bàn phường Nhân Chính.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời. Người từng nói: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân".
Cán bộ Hội Khuyến học phường Nhân Chính hướng dẫn sử dụng
điện thoại thông minh và dịch vụ công trực tuyến cho nhân dân Ngay từ những năm đầu của cách mạng, Bác Hồ đã khởi xướng phong trào Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ cho hàng triệu người dân, mở ra kỷ nguyên mới của dân trí và lòng yêu nước. Đây không chỉ là phong trào xóa mù, mà còn là biểu tượng của lòng nhân ái, của khát vọng vươn lên bằng tri thức, tinh thần học tập suốt đời - điều mà hôm nay chúng ta đang tiếp nối.
Ngày nay, trong kỷ nguyên số, việc học tập không còn bó hẹp trong lớp học truyền thống. Mỗi chiếc điện thoại thông minh, mỗi kết nối Internet, mỗi nền tảng công nghệ đều có thể trở thành “lớp học mở” cho mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Đây chính là cơ hội để chúng ta tái hiện mô hình “Bình dân học vụ” trong bối cảnh mới - mô hình phong trào “Bình dân học vụ số”.
Đoàn viên thanh niên phường Nhân Chính hướng dẫn nhân dân cài VneID Mô hình “Bình dân học vụ số” có thể hiểu là: Ứng dụng công nghệ số để phổ cập kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng số cho mọi tầng lớp nhân dân;Tận dụng nền tảng số như Zalo, Facebook, YouTube, eNetViet, Sổ tay Đảng viên điện tử, Cổng dịch vụ công, v.v… để hướng dẫn sử dụng công nghệ, truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ công; Huy động lực lượng đoàn viên thanh viên làm “Gia sư số”, “Hướng dẫn viên số”, đồng hành cùng hội viên khuyến học, người dân, nhất là người cao tuổi, hội viên, người lao động tự do, người yếu thế trong xã hội.
Là lực lượng tiên phong trong công tác chuyển đổi số, Hội Khuyến học, Đoàn Thanh niên phường Nhân Chính đã nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng “Xã hội học tập”, đồng thời lan tỏa tinh thần “Học tập suốt đời” theo gương Bác Hồ vĩ đại và hưởng ứng bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học phường Nhân Chính cùng xây dựng và triển khai tổ chức các lớp học kỹ năng số cộng đồng và tổ chức các lớp học kỹ năng số tại UBND phường, Nhà Văn hóa, Trung tâm Học tập cộng đồng ở các khu dân cư, tổ dân phố; hướng dẫn những nội dung thiết thực, dễ hiểu và dễ thực hiện thao tác, như: Sử dụng điện thoại thông minh, dịch vụ công trực tuyến...
Đoàn viên thanh niên phường Nhân Chính hướng dẫn sử dụng
điện thoại thông minh và dịch vụ công trực tuyến cho nhân dân Để mô hình phong trào “Bình dân học vụ số” được lan tỏa và triển khai, tổ chức thực hiện rộng khắp trên địa bàn phường đạt hiệu quả, thiết thực; Hội Khuyến học, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Nhân Chính đã xây dựng và đề ra một số giải pháp phối hợp thực hiện như sau:
Một là, Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa Hội Khuyến học và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường, mở rộng đối tượng thụ hưởng và đa dạng hóa hình thức lớp học kỹ năng số tại các khu dân cư;
Hai là, Xây dựng đội hình “Gia sư số cộng đồng” do đoàn viên thanh niên và hội viên Hội Khuyến học phụ trách, thường xuyên hỗ trợ người dân trong việc sử dụng nền tảng công nghệ;
Ba là, Phối hợp xây dựng “Tủ sách số cộng đồng” - nơi tích hợp mã QR các tài liệu, video hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu;
Bốn là, Phát động phong trào thi đua xây dựng các mô hình “Gia đình số”, “Công dân số”, “Dòng họ số”, “Cộng đồng số” gắn với kết quả đánh giá phong trào xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Công dân học tập”, khuyến khích mỗi gia đình có ít nhất một thành viên thành thạo kỹ năng số cơ bản;
Năm là, Huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư trang thiết bị phục vụ các lớp học kỹ năng số, như: Màn hình chiếu, laptop, máy tính bảng, wifi miễn phí…
Hội Khuyến học và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Nhân Chính
hướng dẫn nhân dân sử dụng điện thoại thông minh và dịch vụ công trực tuyến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Càng tiến bộ càng phải học, càng phải cố gắng học thêm”.
Tấm gương của Bác cho chúng ta thấy rằng: Học tập không phải là đặc quyền của người trẻ, người đi học, mà là quyền và trách nhiệm của mọi công dân, ở mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời. Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi của “Xã hội học tập” mà Đảng và Nhà nước ta rất đang quan tâm xây dựng, phát triển; đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số ngày nay.
Đoàn viên thanh niên và cán bộ khuyến học phường Nhân Chính
hướng dẫn nhân dân sử dụng điện thoại thông minh và dịch vụ công trực tuyến Với niềm tin, trí tuệ và sức trẻ của lực lượng đoàn viên thanh niên phường, cùng với những tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, hội viên Hội Khuyến học phường Nhân Chính nguyện tiếp tục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đồng thời tiên phong, xung kích trong hành trình xây dựng “Xã hội học tập số” - nơi tri thức luôn được cập nhật cho từng người dân trong cộng đồng và xã hội.
Tin bài và ảnh: NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
Ủy viên BCH Hội Khuyến học, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền