Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 35


Hôm nayHôm nay : 5644

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 279013

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22434441

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG

Thứ ba - 28/05/2013 17:18
Hai Bà Trưng là một quận ở phía nam nội thành Hà Nội, là một miền đất cổ của kinh thành Thăng Long, là địa bàn huyết mạch nối Thăng Long với các miền đất phía nam của đất nước. Với diện tích 10,09km2, 32 vạn dân sinh sống và hoạt động tại 20 phường đã tạo nên khối đại đoàn kết vững mạnh, thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn.
TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG

TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG

                 Là một miền đất hình thành rất sớm, trải qua thăng trầm của lịch sử Quận Hai Bà Trưng luôn gắn bó chặt chẽ với lịch sử của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, có bề dày truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống hiếu học, trọng tình trọng nghĩa. Những di tích văn hóa trên đất Hai Bà Trưng như đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Lý Thường Kiệt nơi tưởng niệm Hội thề Đông Quan tại chùa Tiên Châu, chùa Vua thờ Vua cờ Đế Thiên Đế Thích, Chùa Liên Phái là một trong những địa danh đánh dấu sự hình thành Phật Giáo ở Việt Nam có tác dụng giáo dục truyền thống đối với nhân dân trong quận.

Từ những ngày có Đảng, trên địa bàn quận đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng, hoạt động cách mạng của các đồng chí tiền bối tiêu biểu của Đảng như Nguyễn Phong Sắc, Ngô Gia Tự, Trường Chinh...đã bám trụ hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của nhân dân trong quận. Nhiều lớp học chữ quốc ngữ đã được mở tại làng Bạch Mai, làng Thanh Nhàn, làng Quỳnh Lôi... tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là lớp thanh niên yêu nước tiếp cận được với lý tưởng cộng sản và phấn đấu quên mình cho độc lập dân tộc. Phong trào thanh niên, nhất là thanh thiếu niên, học sinh quận Hai Bà Trưng diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú; lập nhóm nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, cắm trại, du lịch, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền sách báo, văn hóa tiến bộ trong thời kỳ (1936-1939). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thanh niên đã thành lập lực lượng xung kích tham gia các phong trào cách mạng, đặc biệt là phong trào truyền bá chữ quốc ngữ. Khi hội truyền bá chữ quốc ngữ được thành lập năm 1938, phong trào lan đến quận Hai Bà Trưng. Tại trường Công Ích (Bạch Mai) nhiều giáo viên có tư tưởng tiến bộ và lòng yêu nước tham gia dạy học đã nhanh chóng thu hút được học sinh Bạch Mai và các vùng lân cận đến học. Cũng chính tại đây Hội truyền bá quốc ngữ đã mở nhiều khóa học xóa mù chữ từ 1938 đến tháng 8/1945 đã mở 14 khóa học cho nhân dân lao động góp phần xây dựng đội quân chính trị hùng mạnh tuyên truyền ảnh hưởng cách mạng sâu rộng trong tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào cách mạng sôi nổi thời kỳ (1936-1939) và cao trào chống Nhật cứu nước, tiến tới cách mạng tháng 8/1945 góp phần quan trọng  cùng nhân dân Thủ đô và cả nước giành độc lập cho dân tộc. Lòng nhiệt tình, ham hiểu biết, say mê học tập nghiên cứu đã giúp cho lớp thanh niên học sinh trong địa bàn quận trở thành những chiến sĩ kiên cường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sau cách mạng tháng 8/1945, hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân quận Hai Bà Trưng tham gia tích cực vào các phong trào chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm. Phong trào chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ thực sự trở thành phong trào rộng sâu của toàn dân quận Hai Bà Trưng. Kế tục truyền thống của phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, nhân dân tổ chức học bằng nhiều hình thức phong phú. Thanh niên đi học các lớp huấn luyện giáo viên cấp tốc để về dạy cho dân. Các lớp bình dân học vụ được tổ chức ở trưởng học, đình chùa, ở ngay nhà dân. Thời gian này trên địa bàn đã tổ chức được 20 lớp học với 50 giáo viên, phần lớn giáo viên là tiểu công chức và sinh viên của các trường cao đẳng và đại học, học viên mỗi khóa đông đến 500 người

.
 

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Thủ đô được giải phóng tháng 10/1954, nhân dân quận Hai Bà Trưng vui mừng, phấn khởi đón mừng đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô và bắt tay ngay vào việc khôi phục kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, nâng cao trình độ văn hóa trong cộng đồng dân cư. Trên lĩnh vực giáo dục, số học sinh phổ thông tăng lên, nội dung học tập được cải cách theo hệ 10 năm. Các lớp bình dân học vụ được mở, nhất là ở các khu xóm lao động, thu hút nhiều người tham gia học tập vào buổi trưa, buổi tối. Nhiều  gia đình đã cho mượn nhà mở lớp, ủng hộ giấy vở, đồ dùng học tập. Có nhiều người cao tuổi cũng tham gia học bình dân,là tấm gương sáng động viên con cháu đi học, tạo không khí sôi nổi  trong toàn địa bàn. Phong trào bình dân học vụ của quận Hai Bà Trưng luôn luôn được Bác Hồ quan tâm thăm hỏi. Ngày 30/3/1956, Bác tới thăm lớp bình dân học vụ ở khu lao động Lương Yên. Hai tháng sau, ngày 4/6/1956, Người lại đến thăm lớp học bình dân ở Chùa Vua – Phố Huế. Đến thăm các lớp bình dân học vụ, Bác căn dăn mọi người cố gắng học tập để hiểu biết, có kiến thức xây dựng Thủ đô và miền Bắc vững mạnh.

          Về giáo dục tiếp tục phát triển: Số học sinh phổ thông tăng lên đáng kể. Các trường tư thục được chuyển thành trường dân lập. Ngày 7/4/41959 tại Đại hội mừng thắng lợi diệt dốt của Thủ đô, Thanh niên Bạch Mai (Hai Bà Trưng) được tặng huân chương lao động hạng Ba. Năm 1960, Trường Đoàn Kết, trường cấp 3 đầu tiên của Hai Bà Trưng được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của giáo dục trong quận. Ngày 27/4/1962, Trường Mẫu giáo Sao Sáng (Số 5, Nguyễn Thượng Hiền) quận Hai Bà Trưng vinh dự được Bác Hồ về thăm. Bác ân cần nói với các đồng chí phụ trách nhà trường “công tác mẫu giáo còn nhiều khó khăn, các cô phải làm sao chăm sóc các cháu cho tốt để cha mẹ các cháu yên tâm sản xuất và công tác”. Là Trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho cả nước, trường Đại học Kinh tế quốc dân và Trường Đại học Bách Khoa được chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm. Tháng 3/1961 Bác đến thăm trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngày 11/3/1962 Bác đến thăm trường Đại học Bách Khoa lần thứ 3. Bác căn dặn “Thầy dạy tốt, trò học tốt để làm cách mạng chứ không phải để làm quan cách mạng”. Những tình cảm thân thương đó của Bác Hồ đã khích lệ thầy trò các trường từ mẫu giáo đến Đại học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng quyết tâm thi đua học giỏi, dạy giỏi, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”. Năm 1965 toàn khu phố (sau đổi thành quận) có 16.776 học sinh cấp I, 5788 học sinh cấp II. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp I là 91%, cấp II đạt 80%, Khu phố hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa 5 năm trước thời hạn 315 ngày. Đến năm 1974 – 1975 toàn quận có 23.268 học sinh cấp I, cấp II có 17200 học sinh. Số lượng học sinh hàng năm đều tăng, chất lương dạy và học đảm bảo. Nhiều trường điển hình tiêu biểu như Tiểu học Lê Ngọc Hân, Lê Văn Tám, Tây Sơn, Trung học cơ sở như: Lê Ngọc Hân, Tây Sơn, Ngô Quyền, Ngô Gia Tự, Trung học phổ thông Thăng Long, Đoàn Kết – Hai Bà Trưng. Trường Mẫu giáo Chim non và trường mẫu giáo 8/3 được nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng. Thầy giáo Phạm Thế Bổng, trường cấp 3 Hai Bà Trưng, cô giáo Phí Vân Khanh công tác ở phòng giáo dục được nhà nước tuyên dương anh hùng lao động.

              Tuyền thống hiếu học là tài sản quý báu của Đảng bộ  và nhân dân quận Hai Bà Trưng. Từ khi hội Khuyến học Việt Nam, hội khuyến học Thành phố Hà Nội được thành lập, được sự lãnh đạo của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, UBND quận, sự giúp đỡ hỗ trợ của UB MTTQ, các ban ngành đoàn thể đã từng bước đưa công tác khuyến học, khuyến tài trở thành một trong những hoạt động xã hội quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho quận, Thủ đô và đất nước. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Quận ủy đã quan tâm chỉ đạo việc thành lập Hội Khuyến học quận lúc đầu thành lập bộ phận giúp việc chỉ đạo công tác khuyến học theo chủ trương của hội khuyến học Việt Nam do Ban Tuyên giáo đảm nhiệm. Sau đó chỉ định Ban chấp hành lâm thời tiến tới chuẩn bị Đại hội lần thứ nhất (5/2005), lần thứ hai (9/2011) đã hoàn thành công tác tổ chức Hội. Từ Đại hội lần thứ nhất 2005 đến nay, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận đã có những bước tiến triển quan trọng cả về chất và lượng. 20/20 phường đều đã có Hội Khuyến học, các cụm dân cư, nhà trường của phường đều có chi hội khuyến học. Một số cơ quan, đơn vị cũng đã thành lập được chi hội khuyến học trong đó có chi hội khuyến học của cơ quan UBND phường. Số hội viên tăng nhanh, từ tháng 6/2004 có 3737 hội viên đến tháng 12/2010 có 13650 hội viên. Đầu năm 2013 đã có trên 16000 hội viên. Hiện nay trên địa bàn quận đã có 20/20 trung tâm học tập cộng đồng trong đó có 1/3 số trung tâm  học tập cộng đồng phường làm tốt, đúng chức năng, trách nhiệm là hạt nhân trong việc xây dựng xã hội học tập. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn luôn được sự động viên khích lệ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và ban, ngành đoàn thể trong quận. Hội khuyến học phường Vĩnh Tuy, Trương Định, Phạm Đình Hổ, Thanh Nhàn, Đồng Nhân luôn là tổ chức Hội vững mạnh lập được nhiều thành tích, được Trung ương Hội, UBNF Thành phố, Hội Khuyến học Thành phố, Quận ủy và UBND quận khen thưởng. Bà Trương Thị Nhân – chủ tịch Hội Khuyến học phường Phạm Đình Hổ đã được Thành phố ghi nhận thành tích và là một công dân tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Năm 2010. Công tác xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, tổ dân phố, cụm dân cư làm tốt công tác khuyến học được triển khai rộng khắp, tiêu biểu là Hội Khuyến học phường Vĩnh Tuy, Thanh Nhàn, Trương Định, Đồng Nhân, Cầu Dền, Phạm Đình Hổ, Lê Đại Hành...

          Nhìn lại, trong những năm vừa qua, công việc mà Hội khuyến học quận, phường, cụm dân cư, tổ dân phố, phòng giáo dục và các nhà trường đã làm về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là những kết quả rất đáng tự hào, đã góp phần vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội học tập được các cấp lãnh đạo đánh giá là đơn vị luôn duy trì được phong trào, tạo được bề rộng đang dần từng bước đi vào chiều sâu. Thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua của Hội khuyến học quân Hai Bà Trưng, đã góp phần vào thành tích chung của 15 năm thành lập Hội khuyến học Thành phố Hà Nội và tiếp nối được truyền thống hiếu học của nhân dân trong quận, góp phần tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển đi lên của quận trong những năm tiếp theo, xứng đáng là quận anh hùng mà nhà nước đã phong tặng.

PHAN LẠC SẮC

 

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học