BÁC HỒ VỚI CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC VÀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

TRẦN PHÚ - THẾ CƯỜNG Chi hội trưởng Chi hội khuyến học 7A
BÁC HỒ VỚI CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC VÀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
I. Tấm gương học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
        Đọc lại lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta thấy: Bác Hồ không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, vị danh nhân văn hóa của thời đại, mà Người còn là một nhà giáo dục, một tấm gương “suốt đời tự học” để trưởng thành, để đi lên, để tiến bộ. Theo Người, muốn trở thành người có đức, có tài để phục vụ và cống hiến nhiều cho Đảng, cho Tổ Tình người Khuyến học 23 quốc, cho nhân dân thì “Suốt đời phải học tập”. Chỉ có học tập, con người mới nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt và phục vụ cho quê hương, đất nước nhiều hơn, tốt hơn. Ngay từ thủa nhỏ, Người rất ham học, thông minh và sớm có lòng yêu nước và chí cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ của đế quốc, thực dân. Khi mới 13 tuổi, Người nghe nói đến: Tự do, Bình đẳng, Bác ái của Cách mạng Tư sản Pháp, thế là Người muốn tìm đường sang Pháp và các nước trên thế giới để tìm hiểu, học tập cách đấu tranh, để giải phóng dân tộc. Từ giữa năm 1911, Người làm bếp trên một chiếc tàu buôn, để tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến tháng 6 năm 1923, Người đã đến nhiều nước và nhiều châu lục, để tìm hiểu, để học tập và hoạt động cách mạng trong điều kiện đầy gian khổ và khó khăn, như: làm bếp, quét tuyết, phục vụ khách sạn, làm báo, làm ảnh, làm vườn để kiếm sống, để học tập và tìm hiểu con đường cách mạng. Trong hơn 10 năm đó, Người đã tự học tập, tự đọc sách để nghiên cứu lý luận và thực tiễn cách mạng, và đi đến với chủ nghĩa Mác ‐ Lênin. Từ tháng 6 năm 1923 đến cuối năm 1924, Người sang Nga để báo cáo trước Quốc tế Cộng sản. Từ năm 1933 đến năm 1938, Người trở lại Liên Xô và kiên trì học tập, nghiên cứu, để nâng cao kiến 24 Tình người Khuyến học thức khoa học và phương pháp cách mạng, để chuẩn bị về nước lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Từ năm 1934 đến năm 1936, Người học tập tại trường Quốc tế Lênin. Từ năm 1937 đến năm 1938, Người làm NCS thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ tháng 8 năm 1945 đến lúc Người qua đời (năm 1969), mặc dù Bác trở thành lãnh đạo tối cao của Đảng và của Nhà nước, nhưng Người vẫn luôn học tập, để nâng cao trình độ về mọi mặt, để có đủ tài, đức, năng lực lãnh đạo, đưa sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của Dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người nói: “Trước đây lúc tuổi thanh niên, Bác hoạt động ở Pháp cũng vừa lao động vừa học tập... ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được đến trường học”. Người còn nói: “Bác thường nghe nói có đồng chí mới chỉ có 40 tuổi mà đã cho mình là già, nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già, Bác đã 76 tuổi (năm 1966) nhưng Bác vẫn cố gắng học thêm”. Nhìn vào cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người, ta thấy: Bác đã học tập liên tục, ngay cả những lúc khó khăn gian khổ nhất, như phải đi phụ bếp, quét tuyết. Bác đã tự học và sử dụng thông thạo 6 ngoại ngữ. Bác đã học tập trên sách vở và trong Tình người Khuyến học 25 cuộc sống. Bác nói: Học tập không có trang cuối. Bằng mọi cách, mọi thời gian, Bác vẫn đặt mục tiêu: sự học tập lên hàng đầu, ngay cả khi Bác ốm, Bác cũng không ngừng nghỉ, lơi là việc học tập. Là một nhà cách mạng và là một nhà giáo dục, Bác hiểu thấu về ý nghĩa, giá trị, vai trò của việc học tập đối với vận mệnh của mỗi con người, vận mệnh của dân tộc và loài người.
II. Quan niệm của Bác về vấn đề khuyến học và học tập suốt đời.
         Học tập liên quan đến mỗi người, đến vận mệnh của Tổ quốc của Dân tộc. Bác từng nói “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”. Học để nước mạnh, dân giàu, nhân dân nước ta thoát khỏi kiếp nô lệ, nghèo đói, lạc hậu, giữ vững chủ quyền an ninh của Tổ quốc. Người động viên cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân và thanh niên, học sinh, sinh viên phải phát huy truyền thống “hiếu học” của dân tộc, phải ham học, kiên trì học tập để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”. Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo, Bác Hồ ước mong: “Một nền Giáo dục tốt sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền Giáo dục phát triển hoàn toàn sẽ phát huy những năng lực sẵn có của các em” và Bác đã nhìn thấy khả năng học tập của các cháu học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tốt đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”. Bác cũng căn dặn: “Thầy cô giáo cũng phải gắng công học tập suốt đời để tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho… Người có học, mới tiến bộ, càng học, càng tiến bộ… Học hành là vô cùng. Học càng nhiều, biết càng nhiều, càng tốt”. Ngay cả đối với các cụ phụ lão, Bác cũng dặn dò: “Phải cố gắng học thêm nữa để nâng cao trình độ văn hóa... Các cụ đã ra sức đôn đốc và giúp đỡ đồng bào trong việc học tập bình dân học vụ, như vậy các cụ thật xứng đáng là “Lão đương ích tráng” (Thư gửi các cụ phụ lão diệt dốt). Bác Hồ luôn chú ý đến mục đích, động cơ học tập: Học không phải để làm quan “vinh thân phì gia”, mà học để khuyến học, khuyến tài, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bác Hồ viết: “Học để làm việc, làm người có ích. Học để phụng sự giai cấp, phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Bác Hồ luôn luôn thống nhất giữa mục đích học tập với đạo đức cách mạng. Bác luôn nhắc nhở mọi người, muốn đạt được mục đích trên thì phải “Cần kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Tình người Khuyến học 27 Về người tiến bộ: phải nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt của bản thân: về chính trị, về phẩm chất đạo đức, về kiến thức văn hóa, về khoa học kỹ thuật, để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội, để phục vụ cho Sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của Dân tộc. Về tinh thần và thái độ học tập: Bác Hồ luôn luôn kiên trì, cố gắng, quyết tâm, liên tục học tập “Học không biết chán”, vượt khó cầu tiến bộ, khiêm tốn học tập mọi người, học trong sách vở, không dấu dốt. Bác đã viết “Học hành là vô cùng, Học càng nhiều, biết càng nhiều, càng tốt”. Người nhắc nhở “Càng học càng tiến bộ, không bao giờ tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải mình trước”. Bác cũng khẳng định: học ở đây không phải chỉ học chữ, ngồi trên ghế nhà trường, mà học mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện. Bác đã viết “Chúng ta cần học nhiều thứ: học chính trị, học văn hóa, học kỹ thuật, học nghiệp vụ, ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách báo v.v... Có một cách học rất tốt, ai cũng có thể tham gia hàng ngày, đó là cách học tập ngay trong thực tế, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến”. Với mục đích cao đẹp và tinh thần thái độ đúng đắn, Bác Hồ đã nêu tấm gương đạo đức “Học tập suốt đời”. Người thường căn dặn chúng ta: học hỏi là  việc phải tiếp tục suốt đời. Bác viết: “Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời, còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng… Tình hình thế giới trong và ngoài nước luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn, muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vô cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập... Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp với sự phát triển của nhân dân và Đất nước”. Học phải đi đôi với hành, học để hành càng tốt hơn. Học tập phải gắn liền với hành... Phải kết hợp giữa thực tiễn và lí luận. Bác thường khuyên chúng ta về cách học tập “Lấy tự học làm cốt”. Đối với chúng ta ‐ những người làm công tác khuyến học, chúng ta luôn coi Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần hiếu học. Bác luôn lấy sự học tập và tự học là phương hướng trong cuộc đời hoạt động của mình. Theo tấm gương Bác, chúng ta cố gắng hưởng ứng cuộc vận động “Học tập suốt đời” do Hội Khuyến học Cầu Giấy phát động. Việc học tập, nói như Lênin là “Học, học nữa, học mãi” và nói như Bác Hồ là “Học tập không có trang cuối.”
 
                                                                   Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014