TIỂU KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG TRỌNG CON

Trong chuyến đi chương trình "Tết với mái ấm vùng cao biên giới", tôi đã đã được ghé tham quan Khu di tích cách mạnh Trọng Con tại huyện Bắc Quang - Hà Giang. Xin được giới thiệu để mọi người cùng biết.
Thăm Tiểu khu di tích cách mngj Trọng Con 29/01/2016
      Tiểu khu Trọng Con  Địa điểm là Mỏm đá chân cầu thác vệ, nền nhà cũ của Bà Nguyễn Thị Xu thuộc xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
      Tên gọi di tích vào những năm tháng tiền khởi nghĩa, bao gồm các xã ở phía tà ngạn sông Lô của Huyện Bắc Quang Kim Ngọc, Bằng Hành, Vô Điếm, Liên Hiệp, Hữu Sản, hợp thành khu căn cứ cách mạng mang tên người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Lý Tự Trọng nhân dân trong vùng thường gọi một cách thân mật là Trọng Con.
      Về mặt địa lí: Bằng Hành là xã thuộc địa bàn vùng thấp, núi đất, nằm ở phía đông – nam của Huyện bắc Quang. Phía bắc giáp với xã Thượng Bình. phía nam giáp với xã Liên Hiệp. Phía đông giáp với xã Hữu Sản và Liên Hiệp. Phía tây giáp với xã Kim Ngọc. Xã Bằng Hành cách trung tâm huyện lỵ Bắc Quang chừng hơn 27 Km. Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 279 chạy qua, thông suốt từ huyện lỵ Bắc Quang qua Bằng Hành tới huyện Chiêm Hoá của Tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra hệ thống  đường giao thông liên thôn, liên xã từ xã Bằng Hành đến các xã lân cận cũng được thông suốt và mở rộng và từ xã xuống các thôn bản cũng có đường giao thông tới các thôn bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân dân trong xã.
      Bằng Hành trước năm 1930 khi màn đêm của chủ nghĩa thực dân phong kiến vẫn còn bao trùm dày đặc trên đất nước ta khi ấy ánh sáng của Đảng đã bắt đầu được nhen nhóm trên quê hương Bằng Hành, sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng tổ chức và phát triển lực lượng cách mạng ở các địa phương nói chung, xã Bằng Hành nói riêng.
      Tháng 10 năm 1939 Đồng chí Phạm Trung Ngũ là Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ Huyện Hoà An Tỉnh Cao Bằng được cấp trên phân công tới gây dựng cơ sở cách mạng tại thôn Linh xã Bằng Hành Huyện Bắc Quang thông qua việc dạy học. Ông tìm mọi cách để tuyên truyền cách mạng làm cho đồng bào hiểu biết về cách mạng tháng 10 Nga, tố cáo ách thống trị của thực dân pháp, chỉ trong một thời gian ngắn đồng chí đã khơi dậy lòng yêu nước, ý thức cách mạng của đồng bào trong vùng. Trong thời gian đồng chí hoạt động ở nơi đây bị thực dân pháp phát hiện, đồng chí Phạm Trung Ngũ đã bí mật rút khởi xã Bằng Hành đến nơi khác để hoạt động.
 

Chụp với phóng viên báo tại khu di tích
      Thực hiện Chỉ thị của Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ngày 01 tháng 6 năm 1945 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 54 chiến sĩ do Đồng chí Lê Tâm  ( Tức Lê Quảng Ba ); Đồng chí Nam Hải ( Tức Bế Triều ) lãnh đạo xuất phát từ Cao Bằng đã về đến tổng Bằng Hành (Tổng gồm 5 xã: Kim Ngọc, Bằng Hành, Liên Hiệp, Hữu Sản, Vô Điếm) để đảm bảo bí mật an toàn, các đồng chí trong ban chỉ huy chia thành từng nhóm đi tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, mở được nhiều lớp đào tạo ngắn ngày, thành lập các đội du kích. tự vệ và các đoàn thể cứu quốc. Từ đó đoàn quân đã dần xây dựng được căn cứ cách mạng vững chắc tạo thế bàn đạp cho việc đánh tây, đuổi nhật, dẹp giặc cờ trắng tại địa bàn.
     Ngày 14 tháng 6 năm 1945 nhân dân các xã Kim Ngọc, Bằng Hành, Vô Điếm, Liên Hiệp, Hữu Sản, đã họp và bầu ra uỷ ban hành chính các xã và thành lập đội tự vệ, các xã này hợp thành một tiểu khu lấy tên là khu Trọng Con ( Lý Tự Trọng) khu căn cứ các mạng quan trọng của tỉnh Hà Giang.
 
Nhà bia ghi tên các chiến sĩ cách mạng đã hoạt động tại nơi này
     Ngày 24 tháng 6 năm 1945 đại biểu uỷ ban hành chính các xã này tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở thác vệ ( Một xóm nhỏ của xã Bằng Hành) thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia ủng hộ các mạng, thành lập uỷ ban hành chính và mặt trận việt minh của tổng lấy tên là tổng Bằng Hành ( hồi đó Cụ Mai Tường Phương làm trách tổng đã giác ngộ cách mạng ủng hộ kháng chiến) và ra mắt uỷ ban cách mạng lâm thời, trụ sở uỷ ban đặt tại thác vệ (dưới cầu treo). Từ đó phong trào cách mạng phát triển sang các địa phương khác tạo thành một cao trào cách mạng dân tộc to lớn dưới sự lãnh đạo cuả uỷ ban cách mạng xã bộ việt minh cùng cả nước giành trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tháng 8 năm 1945. Hiện nay tại thác vệ ( Trung tâm của khu di tích) thuộc xã Bằng Hành, Huyện Bắc Quang còn lưu gữi chứng tích lịch sử về những năm tháng đội vũ trang tuyên truyền giải phóng quân đóng, quyết định những vẫn đề quan trọng nơi thành lập và ra mắt uỷ ban cách mạng lâm thời tổng Bằng Hành.
      Khu di tích lịch sử văn hoá hiện đã và đang được nhà nước đầu tư xây dựng và tôn tạo, mở rộng để phát huy và giữ gìn di tích lịch sử văn hoá đây cũng là nơi giáo dục những truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ Hà Giang nói chung, xã Bằng Hành nói riêng trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng đất nước.   
      Khu di tích gồm có các hệ thống như sau:
   +  Nhà tuyền thống khu căn cứ cách mạng, Lý Tự Trọng.
   +  Nhà bia to ghi: Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ ( Bia ghi tên các liệt sĩ khu di tích Trọng Con gồm: xã Vô Điếm, Bằng Hành, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Hữu Sản, Đức Xuân, Thượng Bình).
    +  Nhà bia nhỏ ghi: Tiểu sử và danh sách các gia đình có công với nước ở Tiểu khu Trọng Con.
      Khu di tích đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 310 – QĐ/BT ngày 13 tháng 02 năm 1996.

                                                                                     PHAN LẠC SẮC Sưu tầm