NHÀ TÙ SƠN LA

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời. Trước những năm 1908, Sơn La nằm trong địa phận tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ đặt tại bản Pá giang bên bờ Sông đà. Đầu năm 1908 chính quyền Thực dân cho dời tỉnh lỵ về thị trấn Sơn La, chúng lấy tên của thị trấn nhỏ này đặt tên cho tỉnh. Ngay từ khi chuyển tỉnh lỵ về Sơn La, chính quyền thực dân đã tính đến việc xây dựng một trại giam ở đây, song song với việc xây dựng tòa sứ Nhà giám binh, trại lính và các công sở khác.
Một góc của Nhà tù Sơn La
         Tháng 10 - 1907, Sở kiến trúc thuộc Nha công chính xứ Bắc kỳ đã hoàn chỉnh thiết kế mặt bằng đầu tiên của Nhà tù Sơn La. Đầu năm 1908, dưới sự đốc thúc của tên công sứ Giăng Mông Pê Ra, Nhà tù Sơn La được gấp rút xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1908, với diện tích 500 m. Mang tính chất Nhà tù hàng tỉnh và đặt tên là Nhà tù Sơn La.
          Nhà tù Sơn La được đổi tên thành Ngục Sơn La. Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy đấu tranh chống lại áp bức bóc lột của Thực dân phong kiến. Những cuộc đấu tranh đã làm cho kẻ địch bị bất ngờ, chúng lồng lên tìm đủ mọi cách để đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng, mặt khác chúng gấp rút xây thêm hoặc mở rộng các nhà tù, đặc biệt chúng đã chú trọng đến Nhà tù Sơn La. Lợi dụng vị trí, địa thế của Sơn La chúng tiến hành mở rộng Nhà tù Sơn La nên gấp 3 lần so với ban đầu (Từ 500mlên 1500m). Từ đây Nhà tù Sơn La đã thay đổi hẳn về tính chất giam giữ tù nhân, nó đã trở thành một trung tâm đặc biệt để đày ải, giam giữ và tiêu hao dần lực lượng cách mạng Việt Nam.
 
Đoàn đại biểu Hội khuyến học Hà Nội thăm di tích Nhà tù Sơn La 02/10/2015
          Bởi vậy từ năm 1930 Nhà tù Sơn La được đổi tên thành Ngục Sơn La (từ PriSon thành Penten cier).
          Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau cả, một khu đất cao trung tâm thị xã Sơn La, nơi án ngữ các ngả đường đi Hà Nội - Lai Châu - Tạ Bú. Từ đỉnh đồi Khau cả có thể nhìn bao quát toàn cảnh Thị xã Sơn La, và đặc biệt khu đồi này nằm độc lập và gần như tách biệt với vùng dân cư bên ngoài, vì vậy nó rất thuận lợi cho âm mưu của thực dân pháp xây dựng trung tâm giam cầm những người yêu nước Việt Nam tại đây.
          Nhà tù Sơn La phía Đông giáp trụ sở làm việc của UBND tỉnh Sơn La cách khoảng 100m. Phía Tây nhìn về khu đồi khí tượng có con đường quốc lộ 6 đi thẳng Lai Châu cách con đường này khoảng 200m, phía Nam nhìn ra trung tâm thị xã cách đường Tô Hiệu khoảng 400m, phía Bắc nhìn về phía trụ sở của tỉnh Đảng bộ Sơn La, cách đường Quốc lộ 6 (đi xuôi về Hà Nội) khoảng 500m.
          Nhìn chung Thực dân Pháp chọn địa điểm đồi Khau cả để xây dựng Nhà tù Sơn La để thực hiện âm mưu và tội ác của chúng rất có hiệu quả. Bởi vì với địa điểm nằm trên đồi cao chúng có thể dễ dàng bao quát được mọi hoạt động xung quanh nhà tù và có thể cách ly được những tù nhân chính trị với nhân dân các dân tộc bản địa. Đặc biệt chúng lợi dụng khí hậu khắc nghiệt và công việc khổ sai cộng với chế độ tù đày hà khắc nhằm tiêu hao dần sinh lực của tù nhân.
 
                                                                                             PHAN LẠC SẮC
                                                                             Sưu tầm