ĐI THEO CON ĐƯỜNG TỰ HỌC CỦA BÁC

Ngày 9 tháng 9 năm 1969, đồng chí, Tổng bí thư Lê Duẩn thay mặt toàn Đảng toàn dân ta đọc bản Điếu văn truy điệu Hồ chủ tịch, là một sự kiện đặc biệt quý giá được lưu giữ tại kho lưu trữ của Trung ương Đảng. Trong Điếu văn có viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng Dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ Dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta...” Hồ Chí Minh là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, cho ý trí kiên cường và bất khuất suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta với muôn đời con cháu. Lời thề bất tử đã ghi vào xương cốt chúng ta, Dân tộc ta thực hiện chiến thắng và sự cường thịnh mà Việt Nam đã có. Làm theo di chúc của Người, chúng ta càng phấn khởi báo cáo với Bác nhân dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Người. Ngày 19 tháng 05 năm 1922, Cuộc đời 79 mùa xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại.
Bác Hồ tấm gương sáng ngời về tự học
      Nhớ khi Bác mất, chúng tôi được chứng kiến cả nước đều đề tang Bác và nghe điếu văn trong buổi lễ đầy xúc động ấy! Và hiện nay, nhiều lần, nhiều bài nói chuyện của giáo sư Hoàng Chí Bảo “Kể chuyện về Bác Hồ”. Người kể và người nghe đều rưng rưng nước mắt, tôi cũng chung niềm cảm xúc ấy. Đọc truyện “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng đã khiến tôi vô cùng bùi ngùi, xúc động về hoàn cảnh, cách nghĩ và dũng cảm vượt trùng dương tìm đường cứu nước của Bác. Sao mà thương Bác vậy! Ngoài những phẩm chất cao quý của Bác, riêng về tinh thần tự học cũng làm tôi phải suy nghĩ. Bác đi đến đâu, ở chỗ nào cũng có óc quan sát,tìm hiểu và cặn kẽ trong mọi việc. Bác chăm chỉ, quyết tâm vượt khó vô cùng. Với lý tưởng cao đẹp của Bác, thật sự học để làm người -  để giúp người mãi mãi. Bác hiểu sâu, biết rộng, thông thái, uyên thâm, vận dụng kiến thức vào thực tế một cách nhuần nhuyễn. Ở tuổi 21, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vô cùng gian nan, cực khổ. Cho đến năm 1941, sau 30 năm Bác là người đi chặng đường dài nhất. Ở chặng đường ấy, Bác đã học được rất nhiều nghề, biết nhiều thứ tiếng, viết rất nhiều các văn bản, tham gia nhiều tổ chức chính trị, tích lũy biết bao kiến thức để phục vụ cách  mạng. Người là lãnh tụ của dân tộc, quên cả nỗi day dứt, nỗi đau quê nhà. Ra đi của Bác là học tập và tìm hiểu để về cứu dân cứu nước vượt lên tất cả những khó khăn trong nước và quốc tế chỉ vì nhân dân. Chúng ta càng cảm phục Bác, tin yêu Bác gấp vạn lần.
      Học tập Bác tôi tự nhủ lòng mình: Hãy xứng đáng là nhà giáo gương mẫu, cống hiến hết mình cho công cuộc đổi mới quê hương trong thời đại Hồ Chí Minh. Vì lẽ đó, hơn 30 năm là hiệu trưởng, tôi luôn luôn học hỏi khiêm tốn, tôn trọng nhân dân và giáo viên, xây dựng các trường nơi tôi phụ trách đạt tiên tiến xuất sắc của huyện và của Hà Nội. Cũng là trường đầu tiên của huyện Ba Vì mở lớp bán trú ăn nghỉ trưa tại trường đạt kết quả rất tốt đẹp, là trường đầu tiên của huyện Ba Vì đạt chuẩn quốc gia năm 2000. Bằng nhiều biện pháp dựa vào nhân dân, làm theo ý kiến xây dựng của nhân dân để trường đạt kết quả cao.
      Năm 1945, nước ta được thành lập 3/9/1945. Chính phủ đề ra 6 việc cấp bách phải làm là chống giặc đói, chống giặc dốt... và 8/9/1945 thành lập lớp bình dân học vụ, Bác nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Việc học tập của người dân quan trọng đến chừng nào. Vì vậy, Bác đã phát động phong trào diệt giặc dốt làm cho đất nước mạnh lên. Từ đấy đến nay, giáo dục phát triển không ngừng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và công tác khuyến học khuyến tài cũng là giải pháp mở ra để ai cũng được học và học suốt đời theo gương Bác. Hà Nội phải đi đầu cả nước xây dựng “Thành phố học tập” có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Hàng ngày, khoa học phát triển như vũ bão: kỹ thuật số, cổng thông tin điện tử, các máy điện thoại,... Các cháu học sinh kể cả các cháu chưa đi học cũng học tập và làm các thao tác điện tử khiến chúng ta thán phục. Cho nên mỗi chúng ta phải học, ai không học là lạc hậu, là chậm tiến và thiệt thòi. Khuyến học – khuyến tài phải lấy công tác vận động là chính. Tôi cũng vậy, sau khi nghỉ hưu năm 2005 tôi đã tham gia khuyến học đóng góp cho xã nơi tôi cư trú, cho huyện Ba Vì, cho thành phố Hà Nội. Những thành tích học tập tốt được các cấp ghi nhận.
      Chúng ta là những người làm khuyến học, khuyến tài bằng cả tấm lòng của mình. Chúng ta đều là người tốt, là lực lượng nòng cốt làm nên phong trào khuyến học ở cơ sở. Vận động mọi người hiểu như chúng ta và làm như chúng ta nhất định công tác khuyến học Hà Nội sẽ thành công, xây dựng “Thành phố học tập”.
      Mặc dù đã nhiều tuổi, tôi vẫn lấy hoạt động khuyến học là niềm vui, cùng địa phương làm nhiều việc có ý nghĩa. Trong gia đình có 8 người đều là nhà giáo gồm con trai, gái, dâu, rể và là những lãnh đạo của ngành. Với các cháu là một gia đình nề nếp, học chăm học giỏi và thành đạt. Bài học rút ra của chúng tôi là dựa vào nhân dân cùng tập thể nhà trường hết lòng xây dựng phong trào giáo dục và công tác khuyến học khuyến tài đạt kết quả tốt đẹp.
      Học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong, nhân cách Hồ Chí Minh, chúng ta nhìn rõ con đường đã chọn dưới ánh sáng Hồ Chí minh nhất định chúng ta sẽ đi đến thắng lợi vẻ vang.
 
                                                   Ba Vì, ngày 30, tháng 4 năm 2022
 
LÊ NGỌC LẠP, 78 tuổi
Nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học,
Nguyên Thường vụ Hội khuyến học Ba Vì